Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện: Duy trì, nâng cao hiệu quả hoạt động
Thứ tư - 26/02/2020 07:14
Giữ nguyên mô hình hoạt động, gắn với chủ động nâng cao hiệu quả đào tạo và được hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị; phấn đấu thực hiện tự chủ tài chính theo lộ trình... Ðó là những kiến nghị sau đợt tổng rà soát, đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên cấp huyện.
Đây là đợt rà soát, đánh giá toàn diện về hiệu quả hoạt động các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX) cấp huyện (sau đây gọi tắt là trung tâm) sau 4 năm kể từ khi thực hiện sáp nhập (ở 3 trung tâm: Tây Sơn, An Nhơn, Phù Mỹ) và bổ sung chức năng, nhiệm vụ đào tạo nghề (ở 8 trung tâm còn lại). Kết quả rà soát là cơ sở cho định hướng duy trì, phát triển hệ thống này trong những năm tới. 100% trung tâm đảm bảo yêu cầu Cơ sở đánh giá, đối với lĩnh vực GDNN là theo Quy định tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng GDNN, do Bộ LĐ-TB&XH ban hành; đối với lĩnh vực GDTX là theo Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở GDTX, do Bộ GD&ĐT ban hành. Kết quả, không có trung tâm nào có tổng số điểm dưới 80 (điểm tối thiểu để được duy trì), 1 đơn vị thấp nhất là 82 điểm và 2 đơn vị cao nhất đồng 90,5 điểm. Về mặt được, đa số trung tâm thực hiện tốt công tác chiêu sinh và đào tạo nghề lao động nông thôn, thường xuyên cập nhật, bổ sung nhu cầu học tập, học nghề của người dân để kịp thời mở lớp. Đồng thời, thực hiện hiệu quả việc giảng dạy nghề phổ thông cho các trường phổ thông trên địa bàn huyện, góp phần định hướng nghề nghiệp ban đầu cho học sinh địa phương. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo ngày càng được quan tâm đầu tư, phù hợp với ngành nghề đào tạo và từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, phương pháp dạy học. Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu về trình độ chuẩn chuyên môn đào tạo, có ý thức nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ. Đơn cử, trung tâm của TX An Nhơn luôn gắn đào tạo với giải quyết việc làm, nên tỷ lệ lao động qua đào tạo có việc làm thường đạt trên 80%. Còn ở Tây Sơn, hầu hết các tiết dạy được thực hiện bằng giáo án điện tử, chú trọng dạy thực hành, giúp tỷ lệ học sinh đạt kết quả học nghề loại giỏi ngày càng tăng. Theo Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Nguyễn Văn Hùng, trên cơ sở kết quả rà soát, đánh giá, Sở đã đề xuất UBND tỉnh giữ nguyên cơ cấu tổ chức, bộ máy và mô hình hoạt động của các trung tâm. Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động Cùng với phương án tiếp tục duy trì toàn bộ 11 trung tâm, vấn đề tự chủ tài chính cũng được tính đến. Theo lộ trình do Sở LĐ-TB&XH đề xuất, trong 2 năm 2020 và 2021, các trung tâm tự đảm bảo một phần chi thường xuyên đối với các nhiệm vụ được giao. Từ năm 2021 trở đi, phấn đấu thực hiện tự chủ tài chính, tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư. Để các trung tâm tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động, Sở LĐ-TB&XH kiến nghị UBND tỉnh tăng cường hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo. Cụ thể, trong giai đoạn 2020 - 2025, hỗ trợ đầu tư cho các trung tâm được đánh giá có hiệu quả, hằng năm đạt và vượt chỉ tiêu tuyển sinh được giao, ưu tiên trước cho các trung tâm nằm trên địa bàn huyện miền núi, vùng dân tộc thiểu số hoặc đang thực hiện đô thị hóa (gồm 4 trung tâm của các huyện Vân Canh, Vĩnh Thạnh, An Lão, Hoài Ân). Tiếp đó là các trung tâm nằm trên địa bàn các huyện có xã bãi ngang, gồm 4 trung tâm của các huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước. Theo ông Huỳnh Ngọc Hải, Trưởng phòng Việc làm và Giáo dục nghề nghiệp, Sở LĐ-TB&XH, bên cạnh sự quan tâm đầu tư của các cấp, tự thân mỗi trung tâm phải nỗ lực làm mới chính mình, cụ thể là làm tốt việc tự chủ chương trình đào tạo. Trong đó, lưu ý phối hợp với DN xây dựng chương trình đào tạo theo yêu cầu sử dụng lao động của DN; ký kết các chương trình hợp tác và hợp đồng đặt hàng đào tạo với DN, xây dựng chuẩn đầu ra cho các ngành nghề. “Các trung tâm có chung lĩnh vực đào tạo thì cùng hợp tác, đào tạo liên thông, hỗ trợ nhau; phối hợp tuyển sinh, mở rộng, đa dạng loại hình, ngành nghề đào tạo, đặc biệt chú trọng những nghề mới phù hợp với nhu cầu thực tế hiện nay”, ông Hải nhấn mạnh.
Gắn kết nhà nước - nhà trường - doanh nghiệp Ngày 21.2, UBND tỉnh đã ban hành văn bản về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước trong hoạt động GDNN nhằm nâng cao chất lượng GDNN trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở LÐ-TB&XH chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan phát triển mạnh đào tạo nghề và hỗ trợ đào tạo kỹ năng chuyển đổi công việc nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; tiếp tục đẩy mạnh hoạt động hợp tác giữa các cơ sở GDNN với DN theo phương châm gắn kết 3 nhà: Nhà nước - nhà trường - DN. Với các cơ sở GDNN, cần cập nhật, điều chỉnh, đổi mới phương thức, chương trình, giáo trình giảng dạy đáp ứng nhu cầu thực tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, chú trọng đào tạo nhân lực có tay nghề cao. Liên kết với DN, tạo điều kiện thuận lợi cho DN và đội ngũ chuyên gia tham gia vào quá trình xây dựng chương trình đào tạo, ngân hàng đề thi, đánh giá người học, gắn đào tạo với giải quyết việc làm.
Về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực Bảo trợ xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Công bố thủ tục hành chính nội bộ của các cơ quan hành chính nhà nước trong lĩnh vực An toàn lao động, Bảo trợ xã hội và Phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội