Một thập kỷ nâng cao tay nghề cho lao động nông thôn

Thứ hai - 30/11/2020 07:12
Hôm nay (30.11), UBND tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Ðề án Ðào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020, theo Quyết định 1956/QÐ-TTg. Ðây là lúc nhìn lại cả giai đoạn 2010 - 2020 trong thực hiện chính sách nâng cao tay nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn.
Dạy theo nhu cầu người học
Nhằm đảm bảo tính hiệu quả, thiết thực của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT), hoạt động điều tra, khảo sát được tổ chức liên tục, thường xuyên ở nhiều quy mô khác nhau. Ở năm 2010 - năm đầu tiên triển khai hoạt động, công tác khảo sát nhu cầu học nghề của LĐNT tổ chức tại huyện điểm Tây Sơn và 10 xã, phường điểm của các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh, khảo sát năng lực các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của các DN trên địa bàn huyện điểm. Kết quả, đã xác định được các nghề có nhu cầu như: Chăn nuôi gia súc, gia cầm; nề - hoàn thiện; trồng cây lương thực; may và thiết kế thời trang; khai thác, đánh bắt thủy hải sản; thú y; trồng rau; mộc dân dụng và trang trí nội thất; điều khiển tàu biển; lái xe chuyên dụng.
viewimage
Mô hình trồng rau an toàn của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp Bình Định giới thiệu tại Ngày hội trưng bày sản phẩm khởi nghiệp của lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
Năm 2014, hoạt động điều tra, khảo sát diễn ra ở 90 thôn thuộc 45 xã của 11 huyện, thị xã, thành phố. Đây là cuộc điều tra, khảo sát theo phương thức chọn mẫu với hơn 22.000 hộ và 42.500 lao động. Từ năm 2015 - 2019, phòng LĐ-TB&XH, phòng NN&PTNT, phòng kinh tế cấp huyện rà soát, thống kê nhu cầu học nghề của LĐNT làm cơ sở xây dựng kế hoạch đào tạo. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng phối hợp với các địa phương nắm bắt nhu cầu học nghề của LĐNT, nhu cầu nghề cần đào tạo tại các địa phương, nhu cầu sử dụng lao động của DN. Năm 2020, công tác khảo sát thực hiện ở khoảng 26.800 hộ gia đình của 82 thôn thuộc 12 xã xây dựng nông thôn mới và có kế hoạch hoàn thành xây dựng nông thôn mới sau năm 2020.
Ông Nguyễn Văn Quí, Phó Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Tuy Phước, cho biết: “Từ khảo sát nhu cầu người học, những năm gần đây, huyện đã mở nhiều lớp đào tạo nghề kỹ thuật chế biến món ăn, nghiệp vụ nhà hàng. Trên 90% lao động sau đào tạo được tuyển dụng và có việc làm ổn định. Nhiều lao động nữ ở nông thôn sau khi học nghề đã thành lập các tổ, nhóm dịch vụ nấu ăn phục vụ tiệc cưới hỏi, hội nghị, mở nhà hàng. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, LĐNT được hỗ trợ học nghề đã đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, như nghề trồng và nhân giống nấm, trồng hoa kiểng, trồng rau an toàn...”.
Giai đoạn 2010 - 2015, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đào tạo nghề 3 cấp trình độ cho 107.099 người, đạt 121% kế hoạch. Tổng kinh phí đào tạo nghề và hỗ trợ đào tạo cho LÐNT theo Ðề án là 117,2 tỷ đồng.
Giai đoạn 2016 - 2020, dự kiến sẽ đào tạo nghề cho trên 95.300 người, đạt 109% so với kế hoạch. Tổng kinh phí đào tạo nghề và hỗ trợ đào tạo cho LÐNT theo Ðề án hơn 66 tỷ đồng.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng 2%/năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 36% (năm 2010) lên 54,39% (năm 2019) và mục tiêu đến năm 2020 là 56%.
Hình thành các mô hình đào tạo nghề - giải quyết việc làm
Những năm qua, các địa phương đã triển khai các mô hình đào tạo nghề LĐNT mang lại hiệu quả cao như: Liên kết giữa chính quyền địa phương, cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các DN trong việc đào tạo nghề và giới thiệu việc làm, tạo việc làm mới cho người lao động; liên kết giữa  đào tạo nghề và cung cấp nguyên liệu, đầu ra cho sản phẩm; khuyến khích xây dựng các DN, xưởng sản xuất tại các địa phương nhằm giải quyết việc làm tại chỗ...
viewimage (1)
Nghề kỹ thuật chế biến món ăn đang được nhiều lao động nữ lựa chọn.
- Trong ảnh: Phụ nữ phường Bùi Thị Xuân, TP Quy Nhơn học nghề chế biến món ăn.
Đối với nghề nông nghiệp, hoạt động đào tạo đều gắn với đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Theo Sở NN&PTNT, các lớp dạy nghề của các địa phương đã bám sát các mô hình thí điểm như: Phòng và trị bệnh cho gia súc, gia cầm; chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi gà thả vườn an toàn dịch bệnh cho nhóm lao động làm nông nghiệp ở các vùng núi và vùng chuyên canh (Tây Sơn); nuôi cá lóc trên bạt (Hoài Nhơn); nuôi cá lồng nước lợ (Quy Nhơn); trồng và nhân giống nấm (Tuy Phước, An Nhơn); tạo dáng và chăm sóc cây cảnh (Hoài Nhơn, Tuy Phước, An Nhơn); nuôi tôm thẻ chân trắng (Tuy Phước)... Qua đó, góp phần to lớn vào việc trang bị kiến thức, kỹ năng nghề, giúp người dân đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất.
Trong 10 năm, công tác triển khai đào tạo nghề cho LÐNT trên địa bàn tỉnh đã trải qua nhiều giai đoạn.
Giai đoạn 2010 - 2012, Sở LÐ-TB&XH triển khai công tác đào tạo nghề thuộc cả 2 lĩnh vực phi nông nghiệp và nông nghiệp đến các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn. Năm 2013, Sở LÐ-TB&XH phụ trách triển khai đào tạo nghề phi nông nghiệp, Sở NN&PTNT đào tạo nghề nông nghiệp.
Từ năm 2014 đến nay, tỉnh giao quyền tự chủ về đào tạo nghề LÐNT cho cấp huyện, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong công tác dạy nghề cho LÐNT của cơ sở, đáp ứng được sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của địa phương, phát huy được chất lượng dạy nghề và hiệu quả việc làm cho người nông dân sau khi đào tạo.
Ở lĩnh vực nghề phi nông nghiệp, học viên các lớp nghề như đan nhựa giả mây, may công nghiệp... đã hình thành các nhóm sản xuất, nhận đơn hàng, nguyên liệu của DN về gia công. Đơn cử như huyện Tuy Phước, hiện có trên 50 cơ sở gia công hàng may mặc và sản xuất hàng đan nhựa giả mây rải đều khắp ở các xã, thị trấn. Phụ nữ, thanh niên, người lao động tranh thủ thời gian nhàn rỗi, nhận hàng về nhà làm, thu nhập từ 3 - 5 triệu đồng/người/tháng, cải thiện cuộc sống gia đình.
Tham gia lớp may công nghiệp do hội LHPN xã phối hợp với cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức, chị Nguyễn Thị Hưng, ở thôn Xuân Phong Nam, xã An Hòa, huyện An Lão, đã thạo nghề, đi làm thuê sau khi kết thúc lớp học. Nhưng rồi, với mong muốn vươn lên, có cuộc sống ổn định hơn, chị bàn với chồng vay vốn Ngân hàng CSXH để đầu tư mua máy may, thuê lao động hình thành nhóm may tại nhà. “Hiện, nhóm may của tôi thường xuyên có 10 - 15 công nhân. Có một số chị nhận hàng về nhà may. Thu nhập bình quân mỗi tháng của các chị khoảng 4 - 5 triệu đồng/người. Gia đình tôi rất vui vì ngoài tăng thu nhập cho gia đình, còn có thể góp phần giải quyết việc làm cho chị em ngay tại quê hương”. 
● Ông Đỗ Thành Long, Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên TX An Nhơn: 
“Trung tâm đã triển khai song song các phương thức đào tạo: Ðào tạo tại trung tâm, đào tạo lý thuyết tại xã và thực hành tại trung tâm, đào tạo tại các xã và thực hành tại nhà học viên. Sau khi sáp nhập trung tâm (tháng 12.2016), để giáo viên dạy nghề phổ thông thích ứng với việc dạy nghề trình độ sơ cấp và trung cấp, từ năm 2017 đến nay, Trung tâm tổ chức thi kỹ năng thực hành tay nghề giỏi cho tất cả các giáo viên, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, tay nghề thực hành cho giáo viên”.
● Cô Phạm Thị Kiều Phương, giáo viên Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Phù Cát:
“Ngoài chuẩn bị bài giảng, cập nhật kỹ thuật mới, giáo viên cần quan tâm, đáp ứng nhu cầu chính đáng của học viên như bố trí thời khóa biểu linh hoạt, chia sẻ bí quyết của nghề, động viên, giúp đỡ học viên có hoàn cảnh khó khăn, biểu dương kịp thời học viên có thành tích tốt. Theo tôi, để tiếp tục phát huy kết quả của đào tạo nghề cho LÐNT, cần phải xác định được vị trí việc làm sau đào tạo, tích cực liên kết với DN, cơ sở sản xuất để tìm hiểu nhu cầu lao động, từ đó, định hướng nghề nghiệp cho người lao động. Nội dung đào tạo phải chú trọng thực hành, sử dụng các bài giảng tích hợp với giáo cụ trực quan”. 

Nguồn tin: Theo Nguyễn Muội (baobinhdinh.com.vn)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thông báo mới

- Công văn báo cáo tình hình tiền lương, tiền thưởng và quan hệ lao động trong doanh nghiệp (Biểu mẫu báo cáo)
- Công văn hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị định số 74/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 của Chính phủ về quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động
- Công văn tăng cường triển khai, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng các tiện ích tài khoảng định danh điện tử trên VNeID
- Tài liệu chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, dạo đức phong cách Hồ Chí Minh năm 2024 - 2025
- Công khai danh sách và địa bàn phân công hoạt động của hòa giải viên lao động (danh sách kèm theo)

- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp
- Thông báo: Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết thủ tục hành chính
- Thông báo Công khai Danh mục 07 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình thuộc phạm vi thực hiện của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Bình Định (Quyết định số 2143/QĐ-UBND )
- Thông báo Công khai Danh mục 59 thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình và Danh mục 34 thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến một phần thuộc phạm vi thực hiện của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Bình Định (Quyết định số 3533/QĐ-UBND và Quyết định số 3532/QĐ-UBND)

Văn bản mới

65/2024/QĐ-UBND

Quy định hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người có đất thu hồi trên địa bàn tỉnh Bình Định

lượt xem: 11 | lượt tải:9

11/2024/TT-BLĐTBXH

Thông tư Hướng dẫn xếp hạng một số loại hình đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội

lượt xem: 11 | lượt tải:11

3848/QĐ-UBND

Công bố thủ tục hành chính nội bộ của các cơ quan hành chính nhà nước trong lĩnh vực An toàn lao động, Bảo trợ xã hội và Phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

lượt xem: 12 | lượt tải:7

72/2020/QĐ-UBND

Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Định

lượt xem: 18 | lượt tải:0

153/KH-UBND

Kế hoạch Phổ biến các luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7 và tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật về một số vấn đề dư luận quan tâm

lượt xem: 18 | lượt tải:8
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập14
  • Hôm nay4,676
  • Tháng hiện tại72,986
  • Tổng lượt truy cập7,247,443
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây