Nỗ lực đảm bảo tỷ lệ nữ ứng cử viên HÐND các cấp

Thứ hai - 05/04/2021 08:52
Sau hội nghị hiệp thương lần thứ 2, toàn tỉnh có 246 nữ ứng cử viên đại biểu HÐND cấp huyện, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Trong số này, có khá nhiều chị em ứng cử lần đầu nên cần được trang bị kiến thức, kỹ năng để tự tin thuyết trình hiệu quả trước cử tri.
Tự tin và mạnh dạn
Nhằm tăng cường sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực chính trị và cơ quan dân cử, trong 4 ngày (từ 30.3 đến 2.4), Sở LĐ-TB&XH - Cơ quan Thường trực của Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ của tỉnh, đã tổ chức 2 lớp tập huấn cho 246 nữ ứng cử viên đại biểu HĐND cấp huyện. Báo cáo viên là Th.S Nguyễn Thị Kỳ - Chuyên gia tư vấn độc lập về giới, nguyên Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng đại biểu dân cử của Quốc hội. Bên cạnh những phần chuyển tải kiến thức, Th.S Kỳ còn dành thời gian cho học viên thảo luận và lập hội nghị tiếp xúc cử tri giả định để ứng cử viên trình bày chương trình hành động của mình.
viewimage (6)
Th.S Nguyễn Thị Kỳ, trang bị kiến thức, kỹ năng cho các nữ ứng cử viên đại biểu HĐND các cấp.
Nhiều học viên cho biết, dự xong lớp tập huấn, họ đã “mở rộng tầm nhìn” và “dạn dĩ” hơn trước rất nhiều. Chị Trần Thị Hoàng Vương, ứng cử viên đại biểu HĐND huyện Tây Sơn tỏ ra rất tâm đắc với phần hướng dẫn cách xây dựng chương trình hành động của báo cáo viên. “Cô Kỳ yêu cầu học viên phải chú trọng đến phần nội dung trong chương trình hành động. Phải nắm rõ, nói rõ mình hướng đến cái gì, làm cái gì một cách thật cụ thể, chi tiết. Tôi là ứng cử lần đầu, có nhiều lo lắng lắm nhưng học xong thì đã hình dung được mọi thứ rõ ràng. Tôi sẽ cố gắng xây dựng chương trình hành động chỉn chu, phù hợp vị trí công tác và địa phương mình đang sống, làm việc cũng như đáp ứng mong muốn của cử tri”, chị Vương chia sẻ.
Kết thúc buổi học cuối cùng, Th.S Kỳ nhìn nhận, vẫn còn nhiều ứng cử viên chưa tự tin lắm. “Lý do chị em thiếu tự tin là bởi còn thiếu một số kỹ năng, trong đó đặc biệt quan trọng là kỹ năng trình bày ý kiến của mình trước đám đông; dẫn đến tình huống đôi lúc bị lúng túng, lẫn lộn, nói không thoát ý. Tôi cho rằng, khi xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ, cần chú trọng đến việc phát triển kỹ năng mềm cho họ. Tôi nhìn thấy tất cả học viên đều có ý thức tìm tòi, chịu khó lắng nghe, chịu khó tìm hiểu, thể hiện - đó là những điều rất đáng quý. Tôi đã chia sẻ với chị em những kỹ năng cần thiết; chị em chịu khó về rèn luyện thêm. Sự tự tin sẽ dần hình thành khi mình đã biết rõ cần làm gì, sẽ nói gì trước cử tri, qua đó giúp tạo ra hình ảnh một nữ đại biểu HĐND thân thiện và đáng tin cậy”, bà Kỳ trao đổi.
Trách nhiệm và thuyết phục
Trở về sau lớp tập huấn, nhiều nữ ứng cử viên bắt đầu xây dựng chương trình hành động cho mình. Chị Huỳnh Thị Thúy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Mỹ Quang (huyện Phù Mỹ) từng là đại biểu HĐND xã chứ chưa ứng cử đại biểu HĐND huyện lần nào. “Tôi phải làm tốt khâu thu thập thông tin, lấy ý kiến cử tri. Hiện tại tôi đã hình thành mọi thứ trong đầu; thời gian tới sẽ biên soạn một chương trình hành động bài bản, trách nhiệm để trình bày thuyết phục trước cử tri”, chị Thúy cho hay.
Những ngày này, ở xã đảo Nhơn Hải (TP Quy Nhơn), Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Nhơn Hải Phan Thị Phương Nam cũng đang rất tập trung cho chương trình hành động của mình. Là ứng viên tái cử nhưng cô vẫn thấy mình học hỏi được rất nhiều điều. 
“Lớp tập huấn đã giúp nung nấu trong tôi quyết tâm phải cố gắng hết sức, dù kết quả có như thế nào thì chắc chắn bản thân tôi cũng tốt hơn trước rất nhiều”, chị Nam trò chuyện.
Theo ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh, thời gian tới, các nữ ứng cử viên hãy tích cực thu thập thông tin, chuẩn bị chương trình hành động thật tốt. “Chị em hãy tăng cường rèn luyện kỹ năng, nhất là khâu báo cáo chương trình hành động trước cử tri để có sự trải nghiệm, điều chỉnh tổng hòa trước các cử tri khác nhau. Riêng số chị em không có điều kiện tham dự lớp tập huấn hoặc tham dự không đầy đủ thì có thể mượn tài liệu, nhờ học viên chia sẻ kiến thức, kỹ năng đã học, tham khảo kinh nghiệm của những nữ đại biểu HĐND các khóa trước…”, ông Hùng nhắn nhủ.

Nguồn tin: Theo Báo Bình Định

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thông báo mới

- Thông báo Công khai Danh mục 59 thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình và Danh mục 34 thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến một phần thuộc phạm vi thực hiện của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Bình Định
- V/v đề nghị đăng ký hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị thực hiện Dự án 2. Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025
- Thông báo về việc nhân viên Bưu điện tỉnh đảm nhận nhiệm vụ hướng dẫn, tiếp nhận, số hóa hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh
- Công khai danh sách và địa bàn phân công hoạt động của hòa giải viên lao động (danh sách kèm theo)
- TÀI LIỆU CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH NĂM 2023
Thông báo về thực hiện thí điểm chỉ tiếp nhận hồ sơ TTHC bằng hình thức trực tuyến đối với thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp
- Thông báo Công khai Danh mục dịch vụ công trực tuyến một phần thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
- Thông báo công khai Danh mục dịch vụ công thực hiện trực tuyến toàn trình thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
- Thông báo: Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết thủ tục hành chính

Văn bản mới

3533/QĐ-UBND

Công bố Danh mục 941 thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình của tỉnh Bình Định

lượt xem: 11 | lượt tải:4

3532/QĐ-UBND

Công bố Danh mục 792 thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến một phần của tỉnh Bình Định

lượt xem: 10 | lượt tải:4

36/2023/QĐ-UBND

Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 9 của Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Định

lượt xem: 18 | lượt tải:7

22/2023/NQ-HĐND

Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 9 của Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách Trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2

lượt xem: 0 | lượt tải:0

3280/QĐ-UBND

Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính liên thông trong lĩnh vực Người có công, Bảo trợ xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

lượt xem: 24 | lượt tải:7
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập7
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm6
  • Hôm nay2,851
  • Tháng hiện tại11,477
  • Tổng lượt truy cập5,334,639
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây