Ảnh: N.M |
Tại Hội nghị, một số đại biểu đề xuất xem xét nâng mức hỗ trợ kinh phí đào tạo cho người sử dụng lao động đang hoạt động hoặc có các dự án đầu tư tại các xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi từ 70% (theo dự thảo) lên 80%; nâng mức hỗ trợ từ 50% kinh phí đào tạo cho người sử dụng lao động đang hoạt động hoặc có các dự án đầu tư trên các địa bàn còn lại (theo dự thảo) lên mức 60%. Đối với mức hỗ trợ cho người lao động 40.000 đồng/người/ngày thực học, nhiều đại biểu cho rằng còn thấp, đề xuất nghiên cứu nâng mức hỗ trợ.
Các đại biểu đề nghị làm rõ hơn điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo lại dành cho người lao động; cần thống nhất các khái niệm đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao, đào tạo bổ sung. Trong bối cảnh du lịch hiện là ngành kinh tế mũi nhọn, một số đại biểu đề xuất mở rộng, bổ sung chính sách hỗ trợ đào tạo nhân lực ngành du lịch đối với các huyện phía Bắc tỉnh, đào tạo nhân lực đối với các địa phương phát triển du lịch cộng đồng như các xã Nhơn Châu, Nhơn Lý, Nhơn Hải, Ghềnh Ráng (TP Quy Nhơn)… Mặt khác, cần đơn giản các thủ tục, rút ngắn thời gian giải ngân kinh phí hỗ trợ người sử dụng lao động và người lao động được thụ hưởng chính sách.
Cơ quan soạn thảo là Sở LĐ-TB&XH đã lý giải, giải trình một số vấn đề đồng thời tiếp thu các ý kiến, kiến nghị của các đại biểu. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh sẽ tổng hợp ý kiến của các đại biểu, gửi cơ quan chủ trì soạn thảo theo đúng quy định.
Nguồn tin: Theo Báo Bình Định
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn