Học nghề sau THCS - Từng bước thay đổi định kiến - Kỳ 1: Nghĩ khác, chọn khác

Thứ bảy - 26/03/2022 22:21
LTS: Kế hoạch thực hiện Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông giai đoạn 2019 - 2025 trên địa bàn tỉnh” được UBND tỉnh ban hành ngày 30.9.2019 là một dấu mốc quan trọng trong hoạt động đào tạo nghề. Sau 3 năm triển khai, dù đã có những chuyển biến tích cực, công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Báo Bình Định thực hiện chuyên đề hai kỳ “Học nghề sau THCS - Từng bước thay đổi định kiến” để làm rõ hơn các nội dung liên quan đến vấn đề này.

Gần đây, số lượng học sinh tốt nghiệp THCS lựa chọn học trung cấp nghề tại các trường cao đẳng trong tỉnh ngày càng tăng. Đây là thực tế đáng mừng, cho thấy những tín hiệu tích cực trong nhận thức của một bộ phận học sinh đối với việc phân luồng sau bậc THCS.

 Hiểu mình để chọn hướng đi

Ở tuổi 15 - 16, nhiều người trẻ đã biết rõ mình thích hợp với nghề gì, lực học đến đâu để có những lựa chọn khác với số đông.

Hai năm trước, Nguyễn Thanh Thúy (17 tuổi, ở xã Tây An, huyện Tây Sơn) đã quyết định sẽ học nghề sau khi tốt nghiệp THCS, dù đến cuối năm lớp 9, em có học lực khá với điểm trung bình môn 7,3. Thúy giải thích: “Em muốn mình nhanh chóng học nghề, ra trường sớm để có thể tìm kiếm việc làm phù hợp với năng lực. Chọn học trung cấp nghề ngay sau khi tốt nghiệp THCS, được miễn học phí, em sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian cho bản thân, khỏi tốn của bố mẹ một số tiền lớn”.

Lựa chọn ngày ấy của Thúy đã góp phần không nhỏ trong thay đổi “định kiến” chỉ những học trò nào có học lực quá kém thì mới không theo học lên THPT, không vào đại học. Thúy hiện đang là sinh viên năm cuối lớp Trung cấp Nghiệp vụ nhà hàng K14 (Khoa Du lịch và Dịch vụ, Trường CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn). Em cũng đã “hiện thực hóa” được mong ước là sẽ tiết kiệm được một số tiền lớn cho bố mẹ. Đối với việc học hiện tại, Thúy chỉ đóng hơn 1 triệu đồng học phí học 6 môn văn hóa cho mỗi học kỳ. Mỗi tuần, ba mẹ sẽ cho Thúy 300 nghìn đồng để chi cho các sinh hoạt cơ bản. Đối với một gia đình thuần nông, các khoản chi phí này đều vừa sức.

Sinh viên lớp Trung cấp nghề Kỹ thuật chế biến món ăn (Trường CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn) thực hành bài tập. Ảnh: N.M

Xác định sức học yếu, khó theo kịp chương trình học văn hóa phổ thông với các bạn cùng lứa, Nguyễn Quang Thuận (19 tuổi, ở xã Cát Minh, huyện Phù Cát) cũng quyết định đi học nghề khi hết bậc THCS. Ngày đó, Thuận chọn học nghề tại các cơ sở sản xuất nhỏ. Trong một năm rưỡi, Thuận chuyển từ học nghề làm bảng hiệu quảng cáo, đèn led sang nghề hàn. Nhưng rồi, cảm thấy cần phải học nghề một cách bài bản hơn, Thuận xin phép gia đình quay lại học nghề. Tự lên mạng tìm hiểu, em đã liên lạc với bộ phận Công tác Học sinh - Sinh viên của Trường CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn, đăng ký học Trung cấp nghề Hàn.

Đã là sinh viên năm nhất lớp Trung cấp Hàn K15 (Khoa Cơ khí) từ tháng 9.2021, nhưng do tác động của đại dịch Covid-19, đến học kỳ II, Thuận mới chính thức tựu trường. Em nhận thấy điểm khác biệt đầu tiên giữa học nghề tại cơ sở sản xuất bên ngoài với tại trường là trang thiết bị tiên tiến, đa dạng hơn.

“Em cũng quay trở lại với việc học văn hóa 4 môn. Do các bạn khác cũng có lực học bằng mình hoặc nhỉnh hơn đôi chút nên thầy cô có cách truyền đạt phù hợp, dễ tiếp thu hơn. Môi trường học tập với nhiều hoạt động phong trào cũng lôi cuốn tụi em. Em tiếc vì nếu biết sớm hơn, em đã đăng ký học từ khi vừa hoàn thành cấp 2”, Thuận bộc bạch.

Giảng viên khoa Cơ khí hướng dẫn sinh viên Trung cấp nghề Hàn (Trường CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn) thực hành tại xưởng. Ảnh: N.M

Lối đi nào cũng cần kiên định, nỗ lực

Dù không được miễn học phí học nghề, Nguyễn Hoàng Lưu (18 tuổi, ở xã Tây Vinh, huyện Tây Sơn) cũng quyết định chọn học nghề khi học xong lớp 10 vì “đã xác định được nghề nghiệp mơ ước”. Lưu nhận ra mình đặc biệt yêu thích công việc nấu ra các món ngon, nên đăng ký học nghề Kỹ thuật chế biến món ăn tại Trường CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn.

Phân luồng học sinh sau THCS nhằm định hướng cho học sinh lựa chọn hướng đi phù hợp với năng lực, sở trường, nguyện vọng, hoàn cảnh và đặc điểm tâm sinh lý của bản thân học sinh, tạo cơ hội cho họ tiếp tục học tập có hiệu quả. Đồng thời, phù hợp với yêu cầu nhân lực của xã hội, của nền kinh tế, góp phần điều chỉnh cơ cấu trình độ và ngành nghề đào tạo nhân lực; tạo điều kiện cho người học dễ dàng chuyển đổi giữa các chương trình giáo dục.

“Thay vì học hết bậc THPT, em muốn học nghề rồi kết hợp với học văn hóa, thời gian học sẽ được rút ngắn lại. Hai năm đi học trung cấp nghề, em chưa bao giờ hối hận về sự lựa chọn này. Em được tiếp thêm sức mạnh khi có ba mẹ ủng hộ, bạn bè cũng động viên”, Lưu chia sẻ.

Chị Nguyễn Thị Thảo, mẹ của Lưu, kể: “Anh em của tôi đang sống ở TP Hồ Chí Minh, có con học đại học y, đại học kỹ thuật, khi nghe tin Lưu chuyển sang học nghề sau khi học hết lớp 10, đã gọi về hỏi thăm, đặt câu hỏi vì sao không động viên cháu ráng hai năm nữa rồi thi đại học hoặc cao đẳng. Tôi trả lời rằng tôi không ép con. Con đã tìm được nghề nghiệp mà con đam mê, mạnh dạn thuyết phục mình, thì mình động viên, ủng hộ con. Tôi thường xuyên nhắc nhở con: Đã chọn là phải học đến nơi đến chốn, không đứng núi này trông núi nọ. Đồng lương công nhân gỗ của hai vợ chồng tôi vẫn đủ sức lo được việc học nghề của con”.

Ở năm cuối hệ trung cấp, cả Lưu và Thúy đều xác định sẽ tiếp tục học liên thông lên hệ cao đẳng. Để chuẩn bị cho bước đi tiếp theo này, cũng là thể hiện trách nhiệm với bản thân và gia đình, cả hai em đã chọn đi làm thêm để tích lũy tiền. Quá trình đi làm thêm cũng giúp các em tăng kỹ năng giao tiếp, có nhiều trải nghiệm quý giá.

Cao Minh Trí, 21 tuổi, cựu sinh viên Trung cấp nghề Điện công nghiệp (khoa Điện, Trường CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn) cũng đã chọn liên thông lên cao đẳng. Đây là giai đoạn Trí trang bị thêm các kiến thức, kỹ năng nâng cao so với hệ trung cấp để vững vàng hơn khi chính thức bước chân vào thị trường lao động.

Khi kỹ năng nghề, kiến thức nền tảng tăng lên, cơ hội việc làm và mức thu nhập sau ra trường cũng sẽ được nâng lên. Đây là lý do “hậu” bậc học trung cấp, một bộ phận học sinh chọn học liên thông lên cao đẳng thay vì chọn tham gia ngay vào thị trường lao động.

 Nâng cao chất lượng dạy học văn hóa

 Không chỉ thực hiện tốt nhiệm vụ đào tạo nghề cho học sinh, 2 trường nghề trên địa bàn tỉnh (Trường CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn và Trường CĐ Cơ điện - Xây dựng và Nông lâm Trung bộ) còn chú trọng nâng cao chất lượng dạy học văn hóa cho học sinh hệ trung cấp. Học sinh hệ trung cấp có thể lựa chọn chương trình học 4 môn (Văn, Toán, Lý, Hóa) với khối nghề kỹ thuật và 6 môn (Văn, Toán, Lý, Hóa, Sử, Địa) đối với khối nghề du lịch - dịch vụ.

Các trường nghề còn liên kết với các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên để đào tạo các môn văn hóa trong chương trình giáo dục thường xuyên bậc THPT do Bộ GD&ĐT ban hành. Với chương trình này, học sinh đủ điều kiện tham gia kỳ thi THPT quốc gia để nhận bằng tốt nghiệp THPT, có cơ hội để liên thông lên đại học.

Nguồn tin: Theo Báo Bình Định

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thông báo mới

- Công văn báo cáo tình hình tiền lương, tiền thưởng và quan hệ lao động trong doanh nghiệp (Biểu mẫu báo cáo)
- Công văn hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị định số 74/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 của Chính phủ về quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động
- Công văn tăng cường triển khai, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng các tiện ích tài khoảng định danh điện tử trên VNeID
- Tài liệu chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, dạo đức phong cách Hồ Chí Minh năm 2024 - 2025
- Công khai danh sách và địa bàn phân công hoạt động của hòa giải viên lao động (danh sách kèm theo)

- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp
- Thông báo: Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết thủ tục hành chính
- Thông báo Công khai Danh mục 07 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình thuộc phạm vi thực hiện của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Bình Định (Quyết định số 2143/QĐ-UBND )
- Thông báo Công khai Danh mục 59 thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình và Danh mục 34 thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến một phần thuộc phạm vi thực hiện của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Bình Định (Quyết định số 3533/QĐ-UBND và Quyết định số 3532/QĐ-UBND)

Văn bản mới

65/2024/QĐ-UBND

Quy định hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người có đất thu hồi trên địa bàn tỉnh Bình Định

lượt xem: 2 | lượt tải:0

11/2024/TT-BLĐTBXH

Thông tư Hướng dẫn xếp hạng một số loại hình đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội

lượt xem: 4 | lượt tải:0

3848/QĐ-UBND

Công bố thủ tục hành chính nội bộ của các cơ quan hành chính nhà nước trong lĩnh vực An toàn lao động, Bảo trợ xã hội và Phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

lượt xem: 4 | lượt tải:1

72/2020/QĐ-UBND

Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Định

lượt xem: 13 | lượt tải:0

153/KH-UBND

Kế hoạch Phổ biến các luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7 và tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật về một số vấn đề dư luận quan tâm

lượt xem: 15 | lượt tải:5
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập17
  • Hôm nay2,239
  • Tháng hiện tại38,283
  • Tổng lượt truy cập7,212,740
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây