Nhìn từ Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2021: Cơ hội để giáo viên trường nghề nâng cao năng lực thích ứng

Thứ bảy - 20/11/2021 22:34
Kết thúc Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2021, Ðoàn Bình Ðịnh có 4/6 giảng viên tham gia đạt giải. Qua Hội giảng, đã thể hiện rất rõ thực lực và tâm huyết của đội ngũ giảng viên thuộc lĩnh vực này của tỉnh.
“Vượt qua chính mình”
Cười khá nhiều hôm bế mạc hội giảng, thầy giáo Lê Tiến Hán (Trường CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn) cho biết rất vui mừng khi biết tin đạt giải nhì, thầy Hán chia sẻ: “Tôi đã rất lo lắng vì lần đầu tiên Hội giảng tổ chức theo hình thức trực tuyến, đòi hỏi giảng viên vừa dạy trực tiếp vừa quay trực tuyến để ban giám khảo đánh giá một cách chi tiết và livestream công khai đến tất cả những ai quan tâm. Trong suốt quá trình chuẩn bị bài giảng, tôi phải luôn suy nghĩ cách truyền đạt kiến thức đến người học sao cho dễ hiểu, dễ nhớ; tìm kiếm, sử dụng những phần mềm và công cụ hỗ trợ trong môi trường trực tuyến. Những điều đó đã buộc tôi phải thay đổi những cái đã quen để thích nghi. Trong suốt thời gian diễn ra Hội giảng, tôi xem phần trình bày của đồng nghiệp nhiều nơi, nhận thấy mỗi nơi, mỗi trường, thầy cô có cách giảng khác nhau, rất đáng để học hỏi, tham khảo”.
viewimage
Giảng viên Nguyễn Thanh Sang thể hiện phần thi của mình tại Hội giảng.  Ảnh: N.T
Nhờ có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho Hội giảng lần này, thầy giáo Nguyễn Thanh Sang (Trường CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn) đã đạt giải ba. Khó khăn lớn nhất của thầy khi tham gia “sân chơi lớn” này là phải nghiên cứu, sáng tạo những cái mới. “Để đạt được điều này, tôi phải tự học, tự nghiên cứu công nghệ thông tin để ứng dụng. Ngoài ra, tôi còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban cố vấn hội giảng, sự động viên về tinh thần của lãnh đạo nhà trường, khoa, đồng nghiệp. Nhìn lại, tôi rất tự hào vì đã đặt trọn tâm huyết vào bài giảng, nỗ lực thích ứng với thực tế và vượt qua chính mình”, thầy Sang tâm tình.
Hai giải khuyến khích cũng thuộc về 2 cô giáo của Trường CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn. Trong đó, cô giáo Đặng Thị Quỳnh Hoa vừa chuyển từ Trường Trung cấp nghề Hoài Nhơn về. “Ăn dầm nằm dề hơn 20 ngày, rồi “lên bờ xuống ruộng” để theo kịp với đồng nghiệp cùng dự thi, tôi đã gặp nhiều áp lực. Giải khuyến khích là khởi đầu để tôi phấn đấu hơn nữa”, cô Hoa trò chuyện.
Đổi mới - Sáng tạo - Thích ứng - Hội nhập
Theo bà Võ Thị Tuyết Nhung, Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn, cùng với sự đầu tư của nhà trường, sự tiếp sức của tập thể khoa, quyết định sự thành công của hội giảng lần này là năng lực của từng thầy, cô; đặc biệt là trong kỹ năng, phương pháp giảng dạy. Đại dịch Covid-19 là thách thức nhưng đồng thời là cơ hội để giáo dục nghề nghiệp chuyển đổi số. Các thầy cô đã thể hiện tốt sự sẵn sàng hội nhập để “đi tắt đón đầu”; tiếp cận và thích nghi kịp thời với chuyển đổi số; sử dụng tích cực, ứng dụng hiệu quả những công nghệ hiện đại. “Vậy nên khi ra sân chơi toàn quốc, có sự góp mặt của rất nhiều trường ở những thành phố lớn, các thầy cô của Bình Định vẫn khẳng định thế mạnh, năng lực của bản thân và nhà trường”, bà Nhung đánh giá.
Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc diễn ra 3 năm một lần, quy tụ sự góp mặt so tài của đội ngũ giảng viên dạy giỏi cấp trường (diễn ra 1 năm một lần) và cấp tỉnh (2 năm 1 lần) trước đó. Theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Tấn Dũng, trong thời đại sáng tạo tri thức, vai trò của người thầy càng trở nên quan trọng để phát triển năng lực người học, dẫn dắt định hướng nghề nghiệp và kết nối người học với DN... Trong giáo dục nghề nghiệp, nếu như trước đây người học thường tập trung vào tư duy đơn ngành, điêu luyện một nghề thì ngày nay họ hướng tư duy liên ngành và chuyên nghiệp trong khi hành nghề. Vì thế, người thầy không còn cách nào khác là phải thay đổi cách tiếp cận, liên tục nâng cao năng lực và luôn nỗ lực khẳng định mình. 
Đánh giá cao thành tích của đoàn Bình Định tại Hội giảng lần này, tuy nhiên, theo ông Đặng Văn Phụng, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp của tỉnh cần năng động, đổi mới nhiều hơn nữa, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho đội ngũ thầy cô giáo.
“Thực tế hiện nay đòi hỏi giảng viên cần có tri thức, kinh nghiệm, sự phấn đấu thường xuyên để đáp ứng chuyển biến của xã hội. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần tạo nhiều điều kiện hơn để họ tiếp cận công nghệ thông tin, kỹ thuật tiên tiến, học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng những đòi hỏi trong tình hình mới hiện nay”, ông Phụng đề nghị.

Nguồn tin: Theo Báo Bình Định

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

153/KH-UBND

Kế hoạch Phổ biến các luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7 và tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật về một số vấn đề dư luận quan tâm

lượt xem: 6 | lượt tải:3

2974/QĐ-UBND

Công bố Danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực Tổ chức cán bộ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

lượt xem: 13 | lượt tải:6

2856/QĐ-UBND

Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính liên thông và không liên thông trong lĩnh vực Người có công, Bảo trợ xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

lượt xem: 15 | lượt tải:8

2774/QĐ-UBND

Thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Người có công, Bảo trợ xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

lượt xem: 26 | lượt tải:14

31/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 45/2021/QĐ-UBND ngày 08 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội và mức trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Định

lượt xem: 20 | lượt tải:12
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập10
  • Hôm nay2,422
  • Tháng hiện tại92,394
  • Tổng lượt truy cập7,017,020
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây