Tiếp xúc với chị một vài lần, nhiều người bằng cảm quan nhận thấy sự chỉnh chu và tinh thần trách nhiệm cao ở chị thể hiện cả trong từng phần việc nhỏ nhặt. “Tôi luôn cầu toàn trong mọi việc mình làm ở Trung tâm này”, chị tự nhận vậy.
Chị Mười chăm sóc trẻ khuyết tật tận tình như người mẹ, người chị của các em. Ảnh: N.N |
Ngày ngày, chị tận tình, chu đáo chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ cho từng đối tượng. Đối với những người cao tuổi, bệnh nặng, tai biến, liệt do các di chứng, chị luân phiên giúp họ thay đổi tư thế để phòng chống loét, nhiễm trùng và phát hiện kịp thời các bệnh cơ hội.
Lúc chuyển các đối tượng khuyết tật đi tập vật lý trị liệu, chị tham gia cùng kỹ thuật viên tập cho từng người. Chị còn dành thời gian gần gũi, trò chuyện với người cao tuổi neo đơn, trẻ khuyết tật để động viên, chia sẻ, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, giúp họ vui vẻ, thoải mái, tin tưởng vào nhân viên chăm sóc và thêm gắn bó với Trung tâm.
Ngoài nhiệm vụ chuyên môn chính, những năm gần đây, chị Mười còn được giao phụ trách theo dõi việc thực hiện chế độ cho đối tượng. Chị lại tiếp tục làm rất tốt, tạo được sự tin tưởng với lãnh đạo Trung tâm và đối tượng liên quan.
Chính vì luôn “bận lòng” với người thiệt thòi, chị Mười thường xuyên có những giải pháp hiệu quả, giúp nâng cao chất lượng chăm sóc, tăng cường sức khỏe cho đối tượng và tạo không khí đầm ấm, đoàn kết, gắn bó, yêu thương nhau trong toàn Trung tâm. Cũng giống như khi chị tham gia nuôi đối tượng nằm viện, ai cũng nghĩ chị đang chăm sóc người ruột thịt của mình vậy. Tương tự, những giải pháp của chị áp dụng vào thực tiễn công việc chuyên môn, đạt hiệu quả cao với từng đối tượng, giống như chính chị là người mang bệnh trong người.
“Chị Lê Thị Mười là một trong những cánh tay phải rất đắc lực của Ban lãnh đạo Trung tâm, đang được tạo điều kiện để phát triển tốt hơn”, ông Nhiệp cho hay.
Nguồn tin: Theo Báo Bình Định
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn