Thương người như thể thương thân

Chủ nhật - 17/04/2022 23:09
Không chỉ giàu nghị lực sống, khẳng định năng lực của bản thân, nhiều người khuyết tật còn giàu lòng thương người đồng cảnh ngộ, dạy nghề, tạo việc làm, thu nhập cho họ.
Chị Nguyễn Thị Dư (SN 1967, Giám đốc Công ty TNHH May Thành Hiệp, phường Bùi Thị Xuân, TP Quy Nhơn) và chị Võ Thị Thúc Hào (SN 1986, chủ tiệm photocopy vi tính Thúc Hào, thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh) là 2 trong số 36 người khuyết tật (NKT) tiêu biểu vừa được Hội Bảo trợ NKT và bảo vệ quyền trẻ em tỉnh biểu dương nhân Ngày NKT Việt Nam 18.4.
Từ nhỏ, cả hai chị đã có suy nghĩ sau này tuyệt đối không trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Vậy nên, họ chuyên tâm học hành, hết bậc phổ thông đến đại học. Tốt nghiệp ra trường, hăm hở xin đi làm nhưng con đường xin việc của họ rất gian nan. Chị Hào nhớ, quãng thời gian không xin được việc, mọi thứ cứ sụp đổ dần theo từng ngày.
Chị Dư giới thiệu mẫu sản phẩm mới theo đơn đặt hàng.  Ảnh: PHAN TUẤN 
Chị Dư vào làm việc ở Công ty CP May Bình Định một thời gian rồi quyết định nghỉ để mở cơ sở riêng. Nhiều người khuyên can nhưng chị muốn tự tạo việc làm cho bản thân mình và tạo điều kiện về việc làm cho những NKT khác. Cơ sở ban đầu của chị chỉ rộng 200 m2, được đầu tư từ 120 triệu đồng là vốn vay Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - chi nhánh Bình Định.
Theo thời gian, nhà xưởng, máy móc tại phường Bùi Thị Xuân của Công ty Thành Hiệp đã có trị giá hơn 11 tỷ đồng, lúc cao điểm có hơn 100 lao động và toàn bộ là NKT. Mức lương bình quân của lao động tầm 5 triệu đồng/người/tháng chưa tính phụ cấp xăng xe và thưởng chuyên cần. Những năm gần đây, dịch Covid-19 gây ra nhiều khó khăn nhưng chị vẫn cố gắng tìm kiếm đơn hàng để công nhân có việc.
“Vẫn còn không ít người cho rằng, NKT không thể làm được gì. Điều này ngay cả một số người bị khuyết tật cũng nghĩ vậy. Tôi phải chứng minh với mọi người điều ngược lại, thay đổi cách nghĩ của NKT bi quan. Tôi cho họ bắt đầu từ những công việc đơn giản nhất như cắt chỉ, rồi dần dần may và phụ trách những công đoạn phức tạp hơn. Tôi chỉ cố giúp hết sức mình với mong muốn sau này không làm việc cho tôi nữa thì họ có thể đi làm ở bất kỳ cơ sở may nào để có thu nhập kiếm sống”, chị Dư tâm tình.
Tại thị trấn Vĩnh Thạnh, tiệm Photocopy vi tính Thúc Hào sau gần 3 năm hoạt động dần được nhiều người biết đến. Trưa ngày 8.4, 3 học sinh Trường THPT Vĩnh Thạnh ghé tiệm photo tài liệu học tập sau giờ tan trường. Các em cho biết chị Hào lấy giá rẻ, máy mới photo rõ. “Tụi em cũng quý mến chị Hào, nể phục nghị lực vượt khó của chị nên đến ủng hộ”, các nữ sinh bảo vậy.
Chị Hào làm mẫu quảng cáo cho khách.  Ảnh: PHAN TUẤN
Khách vãn, chị Hào ngồi trò chuyện, cho hay mình đã nhận dạy nghề cho hai bạn khuyết tật khác ở địa phương. Có điều, do tiệm chỉ mới có hai máy photocopy, 1 máy vi tính mới nên các bạn chưa có điều kiện thực hành nhiều. “Trong lòng tôi muốn dạy, truyền nghề cho tất cả NKT có nhu cầu”, chị Hào trải lòng.
Nhận dạy nghề, nhận lao động là NKT làm việc, chắc chắn là vất vả hơn nhiều lần so với nhận người bình thường, hai chị biết nhưng “vẫn chỉ sẽ nhận NKT”. Giám đốc Dư cột sống xiêu vẹo, một bên chân bị teo chấp nhận đi tới đi lui đầy khó khăn để đến thật gần từng người khiếm thính, hét thật to rồi ra dấu bằng tay một hồi, công nhân mới hiểu được ý chị muốn gì. Hay như chị Hào, tiền thuê mặt bằng 1,4 triệu đồng, khách xếp hàng chờ đợi người thợ không được nhanh tay nhanh chân, lợi nhuận tất nhiên theo đó cũng không thể nhiều.
Có lẽ, các chị muốn giúp đỡ những người đồng cảnh ngộ vì nhìn thấy bên trong họ luôn cháy bỏng nghị lực vượt khó vươn lên. Và, “thương người như thể thương mình”…
“NKT khiếm khuyết về thân thể nhưng luôn nỗ lực, phấn đấu, sống đầy nghị lực vươn lên, chúng ta hãy hết lòng giúp đỡ họ. Mong các sở, ngành, hội, đoàn thể và chính quyền các địa phương cùng chung tay hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi để họ tiếp cận với những nguồn vốn vay ưu đãi, được học chữ, học nghề, có cơ hội lao động, sản xuất, để nuôi sống bản thân và hòa nhập tốt với cộng đồng”.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh NGUYỄN THỊ PHONG VŨ (Trích phát biểu tại Hội nghị biểu dương NKT, Trẻ mồ côi và Người bảo trợ tiêu biểu tỉnh Bình Ðịnh lần thứ VII năm 2022)

 

Nguồn tin: Theo Báo Bình Định

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

153/KH-UBND

Kế hoạch Phổ biến các luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7 và tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật về một số vấn đề dư luận quan tâm

lượt xem: 6 | lượt tải:3

2974/QĐ-UBND

Công bố Danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực Tổ chức cán bộ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

lượt xem: 13 | lượt tải:6

2856/QĐ-UBND

Phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính liên thông và không liên thông trong lĩnh vực Người có công, Bảo trợ xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

lượt xem: 15 | lượt tải:8

2774/QĐ-UBND

Thông qua phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực Người có công, Bảo trợ xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

lượt xem: 25 | lượt tải:13

31/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 45/2021/QĐ-UBND ngày 08 tháng 8 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội và mức trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Định

lượt xem: 20 | lượt tải:12
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập13
  • Hôm nay553
  • Tháng hiện tại82,828
  • Tổng lượt truy cập7,007,454
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây