Hoài Ân: Đổi thay từ phong trào xuất khẩu lao động

Thứ tư - 13/04/2022 22:44
Huyện trung du Hoài Ân là địa phương “đầu tàu” trong phong trào xuất khẩu lao động nhiều năm qua. Từ phong trào, một bộ phận người dân đã từng bước thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no, phát triển.

Thay đổi cuộc sống

Năm 2017, khi đi làm các thủ tục vay 150 triệu đồng cho con gái đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) tại Nhật Bản, chị Lê Thị Bơi (50 tuổi, ở xã Ân Hữu) đã từng ao ước về một ngôi nhà mới khang trang, thay cho ngôi nhà gạch đã hàng chục năm tuổi của mình. Hơn 3 năm sau, chị hoàn tất việc cất lại căn nhà với tổng số tiền khoảng 700 triệu đồng. Toàn bộ chi phí này đều từ hai người con đang đi XKLĐ tại Nhật Bản gửi về. Mơ ước vậy là đã trở thành sự thật với người phụ nữ đơn thân nuôi hai con, nhiều năm liền là hộ nghèo của xã.

“Con gái lớn của tôi là Lê Thị Hồng từng là sinh viên Trường ĐH Y dược TP Hồ Chí Minh. Đến khi cháu học năm 3 thì kinh tế gia đình gần như cạn kiệt. Năm đó, giá heo xuống trầm trọng, tôi không đủ sức để nuôi con ăn học tiếp. Cháu quyết định chuyển sang đi XKLĐ tại Nhật Bản; đến nay cũng đã được 5 năm. Con trai út mê thể thao, thi đậu Trường ĐH TDTT TP Hồ Chí Minh nhưng cũng theo chân chị, quyết định không vào nhập học, tham gia XKLĐ. Cháu cũng đã làm việc tại Nhật Bản được 4 năm rồi”, chị Bơi kể.

Chỉ vào một bức ảnh được treo trang trọng tại phòng khách, chị Bơi cho biết đó là bức ảnh hiếm hoi của thời còn nghèo khó, có chị, hai con cùng mẹ già chụp trước ngôi nhà gạch cũ. Mỗi lần nhìn bức ảnh đó, chị đều nhắc mình gian khó đã qua rồi. Chị bộc bạch: “Mẹ con vẫn liên lạc thường xuyên qua điện thoại. Mỗi lần gọi về, hai đứa đều dặn má làm ít thôi, ăn uống đủ chất, giữ gìn sức khỏe, đừng hà tiện. Nhưng con cái làm lụng nơi đất khách, tôi biết là vất vả, khó nhọc nên tiền con gửi về đều dành dụm, để dành cho con. Phần mình, tôi vẫn nuôi heo, làm ruộng. Vậy mà đợt trước được về thăm nhà, hai đứa nhất quyết sắm xe máy mới cho má, tặng cho má một bộ nữ trang”.

 Trong ngôi nhà mới, chị Bơi (ngoài cùng) chia sẻ với cán bộ Hội LHPN xã, người nhà về bức ảnh quý giá ghi lại những ngày còn nghèo khó và niềm vui khi gia đình đã từng bước thay đổi cuộc sống nhờ vào việc hai con tham gia XKLĐ tại Nhật Bản. Ảnh: N.M

Ông Trần Văn Thanh, Phó Chủ tịch UBND xã Ân Hữu thông tin: Những năm qua, số lượng người lao động trên địa bàn xã đi làm việc theo hợp đồng tại nước ngoài (chủ yếu ở thị trường Nhật Bản) ngày một tăng. 100% các trường hợp tham gia XKLĐ đều tích lũy được khoản tiền lớn để hỗ trợ gia đình thoát nghèo, làm vốn làm ăn; không có trường hợp đáng tiếc như: tay trắng trở về quê hương, bị nước bạn trục xuất…

“Gần đây, khi các nước mở cửa đón lao động, số lượng người lao động trên địa bàn tham gia XKLĐ cũng tăng lên. Chỉ riêng từ đầu tháng 4.2022 đến nay, xã Ân Hữu có 9 trường hợp làm hồ sơ đi XKLĐ; 3 trường hợp đã xuất cảnh”, ông Thanh nói.

Vượt trội

Trong giai đoạn 2016 - 2020, huyện Hoài Ân có 761 người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng. Riêng hai năm 2020, 2021, mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, số lượng người tham gia XKLĐ trên địa bàn huyện vẫn ở mức cao nhất so với các địa phương khác trong toàn tỉnh. Cụ thể, năm 2020 có 109 người, năm 2021 có 165 người.

Tại Hội nghị triển khai công tác XKLĐ cấp tỉnh năm 2022, ông Trần Văn Thơm, Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Ân, phân tích: Hoài Ân đã hình thành phong trào XKLĐ nhiều năm qua. Hiệu quả kinh tế mà những người đi XKLĐ trở về đã “tạo đà” cho nhiều gia đình, nhiều thanh niên tham gia XKLĐ, trong đó, có bộ phận thanh niên, bộ đội xuất ngũ và CA hoàn thành nghĩa vụ. Từ khi Nhà nước có nhiều chính sách mới để khuyến khích XKLĐ, đặc biệt là chính sách hỗ trợ người lao động tham gia XKLĐ của tỉnh (Quyết định số 30/QĐ-UBND ngày 14.7.2017 của UBND tỉnh), công tác XKLĐ trên địa bàn bước sang một trang mới.

Từng vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện 100 triệu đồng cho con đi XKLĐ tại Nhật Bản, chị Trần Thị Thu Thúy (45 tuổi, ở xã Ân Nghĩa) chia sẻ: “3 năm trước, khi đang là hộ cận nghèo, gia đình không biết tìm đâu ra một số tiền lớn cho con đi XKLĐ. Cán bộ địa phương đã hỗ trợ, kịp thời hướng dẫn làm hồ sơ vay vốn tại Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện. Nhờ đó, con gái tôi thuận lợi đi làm việc ở nước ngoài, hỗ trợ gia đình cất lại nhà, thoát khỏi diện cận nghèo”.

UBND huyện Hoài Ân đã kiện toàn, bổ sung Ban Chỉ đạo Giải quyết việc làm huyện, phân công thành viên phụ trách từng địa bàn để theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn các địa phương triển khai, thực hiện các nội dung, kế hoạch, trong đó công tác XKLĐ là nòng cốt.

“Hằng năm, Phòng LĐ- TB&XH huyện (cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo) đã tham mưu UBND huyện xây dựng kế hoạch, phân bổ chỉ tiêu đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài cho 15 xã, thị trấn để triển khai tổ chức thực hiện, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc. Phòng cũng phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm Bình Định, một số DN XKLĐ uy tín trong cả nước và các ban, ngành đoàn thể liên quan, các xã, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người lao động đăng ký tham gia đi XKLĐ”, ông Tạ Ngọc Định, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Hoài Ân, cho hay.

Nguồn tin: Theo Báo Bình Định

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thông báo mới

- Công văn báo cáo tình hình tai nạn lao động và báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động năm 2024 (Biểu mẫu báo cáo)
- Công văn báo cáo tình hình tiền lương, tiền thưởng và quan hệ lao động trong doanh nghiệp (Biểu mẫu báo cáo)
- Công văn hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị định số 74/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 của Chính phủ về quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động
- Công văn tăng cường triển khai, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng các tiện ích tài khoảng định danh điện tử trên VNeID
- Tài liệu chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, dạo đức phong cách Hồ Chí Minh năm 2024 - 2025
- Công khai danh sách và địa bàn phân công hoạt động của hòa giải viên lao động (danh sách kèm theo)

- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp
- Thông báo: Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết thủ tục hành chính
- Thông báo Công khai Danh mục 07 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình thuộc phạm vi thực hiện của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Bình Định (Quyết định số 2143/QĐ-UBND )
- Thông báo Công khai Danh mục 59 thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình và Danh mục 34 thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến một phần thuộc phạm vi thực hiện của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Bình Định (Quyết định số 3533/QĐ-UBND và Quyết định số 3532/QĐ-UBND)

Văn bản mới

3976/QĐ-UBND

Về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực Bảo trợ xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

lượt xem: 22 | lượt tải:12

65/2024/QĐ-UBND

Quy định hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người có đất thu hồi trên địa bàn tỉnh Bình Định

lượt xem: 23 | lượt tải:13

11/2024/TT-BLĐTBXH

Thông tư Hướng dẫn xếp hạng một số loại hình đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội

lượt xem: 30 | lượt tải:22

3848/QĐ-UBND

Công bố thủ tục hành chính nội bộ của các cơ quan hành chính nhà nước trong lĩnh vực An toàn lao động, Bảo trợ xã hội và Phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

lượt xem: 30 | lượt tải:14

72/2020/QĐ-UBND

Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Định

lượt xem: 34 | lượt tải:0
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập15
  • Hôm nay594
  • Tháng hiện tại27,399
  • Tổng lượt truy cập7,390,748
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây