Ðảm bảo an sinh, tạo cơ hội phát triển cho phụ nữ và trẻ em gái

Thứ hai - 14/11/2022 03:22
Hôm nay (14.11), tại huyện Tây Sơn, UBND tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó bạo lực trên cơ sở giới năm 2022 với chủ đề “Ðảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng, tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”. Phóng viên Báo Bình Ðịnh đã phỏng vấn ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Giám đốc Sở LÐ-TB&XH, xung quanh sự kiện này.
● Xin ông cho biết, Bình Định sẽ hưởng ứng Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó bạo lực trên cơ sở giới năm 2022 với những hoạt động cụ thể nào?
- Nhân Tháng hành động năm nay, Sở LĐ-TB&XH tham mưu UBND tỉnh triển khai nhiều hoạt động thiết thực nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức trong cộng đồng. Bên cạnh Lễ phát động Tháng hành động năm 2022 của tỉnh ngày 14.11, từ ngày 10 - 15.11, các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể và địa phương tổ chức lễ phát động hoặc hoạt động hưởng ứng Tháng hành động bằng các hình thức phù hợp như: Mít tinh, biểu diễn nghệ thuật, diễu hành tại các trục đường chính, nơi công cộng, khu vực trung tâm đông dân cư…
Tặng học bổng tiếp sức đến trường cho nữ học sinh khó khăn ở huyện Phù Cát.  Ảnh: N.T
Các hoạt động chính của Tháng hành động năm nay gồm: Tuyên truyền, huy động nguồn lực chăm sóc cho phụ nữ và trẻ em gái; kiểm tra, xử lý các vi phạm (nếu có). Phải tính toán, xem xét kỹ lưỡng để các hoạt động diễn ra thiết thực, phù hợp với từng nhóm đối tượng, thời điểm, tình hình thực tế, thu hút, tạo được ấn tượng và khắc sâu trong người nghe, người tham gia.
Cụ thể, với công tác tuyên truyền, ngoài một số loại hình tuyên truyền lâu nay trên hệ thống đài phát thanh, truyền hình, hệ thống thông tin cơ sở ở các xã, phường, thị trấn, Sở LĐ-TB&XH tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương, đơn vị phát huy sức mạnh của “cộng đồng mạng”, thực hiện và đăng tin, bài, hình ảnh, video trên trang thông tin điện tử, báo điện tử, facebook, zalo, tiktok...
Với hình thức truyền thông trực tiếp như diễn đàn, đối thoại, tọa đàm, hội thảo, tập huấn, các cuộc thi (thi tìm hiểu pháp luật, sáng tác, sân khấu hóa, hội diễn tuyên truyền viên giỏi), nội dung cần đổi mới, bám sát tâm tư, nguyện vọng hiện tại của người dân; cách thể hiện, truyền đạt gần gũi, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ khắc sâu.
Công tác vận động nguồn lực để hỗ trợ phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn cần được chú trọng với những cách làm linh hoạt, tạo được niềm tin với nhà hảo tâm để thu hút đông đảo sự chung tay, góp sức trong cộng đồng. Các địa phương quan tâm biểu dương kịp thời những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong công tác bình đẳng giới.
● Tháng hành động được UBND tỉnh tổ chức hằng năm nhằm tạo điểm nhấn, thu hút sự quan tâm của xã hội. Ông đánh giá như thế nào về hiệu quả đạt được từ Tháng hành động đối với công tác bình đẳng giới của tỉnh?
- Mục đích tổ chức Tháng hành động là nhằm tạo điểm nhấn, hình thành “chiến dịch” truyền thông, thực tế cho thấy Tháng hành động qua nhiều năm đạt kết quả như mong đợi.
Tháng hành động hằng năm luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; sự phối kết hợp chặt chẽ của các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương trong tỉnh; có sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách tỉnh cho công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh.
Trong tuần qua, đoàn kiểm tra của Vụ Bình đẳng giới (Bộ LĐ-TB&XH) đã làm việc tại tỉnh, đánh giá cao những thành tích đạt được trong công tác bình đẳng giới. Đặc biệt, trong công tác truyền thông, các sở, ngành, hội, đoàn thể như Sở VH&TT, Sở Y tế, Sở GD&ĐT, Sở Tư pháp, Ban Dân tộc, Hội LHPN, Hội Nông dân, LĐLĐ tỉnh, CA tỉnh… đã triển khai thực hiện đồng bộ, thường xuyên với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với từng đối tượng.
Việc nâng cao năng lực thực hiện công tác bình đẳng giới cũng đã thực hiện tốt. Các mục tiêu của Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới đều được các sở, ngành, hội, đoàn thể và các địa phương tích cực triển khai, thực hiện đạt hiệu quả, đúng tiến độ theo kế hoạch của UBND tỉnh.
● Liên quan đến Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030, Bình Định cần khắc phục vấn đề gì để đạt mục tiêu đã đề ra, thưa ông?
- Yêu cầu giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị của tỉnh tuy đã được quan tâm, nhưng tỷ lệ nữ trong diện quy hoạch các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp chưa đạt mục tiêu đề ra, còn thấp hơn so với mức trung bình của cả nước. Trong thời gian tới, cần đẩy mạnh triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình “Tăng cường sự tham gia bình đẳng của phụ nữ trong các vị trí lãnh đạo và quản lý ở các cấp hoạch định chính sách giai đoạn 2021 - 2030” trên địa bàn tỉnh.
Một trăn trở khác là việc phát hiện, can thiệp, hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực trên cơ sở giới còn nhiều hạn chế, chưa kịp thời; chưa tổng hợp thống kê được số liệu về tình hình bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàn toàn tỉnh. Thời gian tới, cần thêm các hoạt động tăng cường sự chia sẻ, thấu hiểu của nam giới với phụ nữ trong gia đình; hỗ trợ phụ nữ, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, tạo cơ hội để phụ nữ, trẻ em phát triển bản thân, khẳng định giá trị, mạnh dạn lên tiếng tố cáo những hành vi lạm dục, bạo lực, bạo hành bản thân mình và những người quen biết, xung quanh...
● Xin cảm ơn ông!

Nguồn tin: Theo Báo Bình Định

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thông báo mới

- Công văn báo cáo tình hình tiền lương, tiền thưởng và quan hệ lao động trong doanh nghiệp (Biểu mẫu báo cáo)
- Công văn hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị định số 74/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 của Chính phủ về quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động
- Công văn tăng cường triển khai, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng các tiện ích tài khoảng định danh điện tử trên VNeID
- Tài liệu chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, dạo đức phong cách Hồ Chí Minh năm 2024 - 2025
- Công khai danh sách và địa bàn phân công hoạt động của hòa giải viên lao động (danh sách kèm theo)

- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp
- Thông báo: Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết thủ tục hành chính
- Thông báo Công khai Danh mục 07 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình thuộc phạm vi thực hiện của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Bình Định (Quyết định số 2143/QĐ-UBND )
- Thông báo Công khai Danh mục 59 thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình và Danh mục 34 thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến một phần thuộc phạm vi thực hiện của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Bình Định (Quyết định số 3533/QĐ-UBND và Quyết định số 3532/QĐ-UBND)

Văn bản mới

65/2024/QĐ-UBND

Quy định hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người có đất thu hồi trên địa bàn tỉnh Bình Định

lượt xem: 11 | lượt tải:8

11/2024/TT-BLĐTBXH

Thông tư Hướng dẫn xếp hạng một số loại hình đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội

lượt xem: 11 | lượt tải:9

3848/QĐ-UBND

Công bố thủ tục hành chính nội bộ của các cơ quan hành chính nhà nước trong lĩnh vực An toàn lao động, Bảo trợ xã hội và Phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

lượt xem: 12 | lượt tải:6

72/2020/QĐ-UBND

Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Định

lượt xem: 18 | lượt tải:0

153/KH-UBND

Kế hoạch Phổ biến các luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7 và tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật về một số vấn đề dư luận quan tâm

lượt xem: 18 | lượt tải:7
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập42
  • Hôm nay2,928
  • Tháng hiện tại71,238
  • Tổng lượt truy cập7,245,695
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây