Kiên trì, bền bỉ những vòng tay nhân ái - Kỳ 2: Lan tỏa hoạt động đỡ đầu

Thứ hai - 24/10/2022 23:05
Đỡ đầu trẻ mồ côi đã trở thành hoạt động truyền thống, được phát động rộng khắp trong nhiều tổ chức, cơ quan, đơn vị, hội, đoàn thể, lực lượng vũ trang… Cứ thế, nghĩa cử đẹp lan tỏa, đong đầy theo thời gian. Sự giúp đỡ kịp thời càng ý nghĩa sau mỗi biến cố, hoạn nạn.

Sâu rộng, lan tỏa

Ngay sau khi Đảng ủy, Bộ Tư lệnh BĐBP phát động trong các đơn vị biên phòng toàn quốc, chương trình “Nâng bước em tới trường” và sau đó là mô hình “Con nuôi đồn biên phòng” đã được cán bộ, chiến sĩ BĐBP tỉnh nhiệt tình hưởng ứng, triển khai.

“Các cơ quan, đơn vị đã phối hợp với chính quyền địa phương, nhà trường trên địa bàn tiến hành khảo sát, lựa chọn các em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đảm bảo các tiêu chí theo yêu cầu để nhận đỡ đầu và hỗ trợ kinh phí nhận nuôi. Đến năm học 2020 - 2021, các cơ quan, đơn vị BĐBP tỉnh đã trực tiếp nhận đỡ đầu được 67 em”, đại tá Phan Trường Sơn, Chính ủy Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, chia sẻ.

Theo đó, các cơ quan, đơn vị hỗ trợ 500 nghìn đồng/tháng đối với các em thuộc chương trình “Nâng bước em đến trường” và 200 nghìn đồng/tháng đối với các em thuộc chương trình “Con nuôi đồn biên phòng”. Số tiền này được tiết kiệm từ tiền lương, phụ cấp và tổ chức tăng gia sản xuất, tiết kiệm chi tiêu… do cán bộ, chiến sĩ tự nguyện đóng góp.

Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh trao học bổng cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: Sở LĐ-TB&XH

Bên cạnh đó, qua 5 năm phát động, chương trình “Nâng bước em đến trường” đã hỗ trợ 2.754 suất học bổng với tổng trị giá hơn 1,4 tỷ đồng; vận động đóng góp thêm từ các tổ chức, cá nhân để hỗ trợ các em gần 390 triệu đồng. Từ mô hình “Con nuôi đồn biên phòng”, đã hỗ trợ 34 em nhỏ với tổng số tiền gần 165 triệu đồng.

Từ năm 2017 đến nay, tổ chức đoàn thanh niên các cấp trong tỉnh đã nhận đỡ đầu 721 trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em có cha mẹ mất do dịch Covid-19; tổ chức 12 chương trình “Kết nối yêu thương - cùng em vượt khó”, “Chia sẻ cùng em thơ - San sẻ yêu thương, vượt qua đại dịch” với 3.980 suất quà trị giá 895 triệu đồng cho thiếu nhi bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Những năm qua, các tổ chức Đoàn, Hội, Đội trong toàn tỉnh đã triển khai có hiệu quả cuộc vận động “Vì đàn em thân yêu”; phát huy vai trò của Quỹ Thắp sáng ước mơ thiếu nhi, phong trào “Vì bạn”, tuần lễ “Lì xì heo đất giúp bạn học tốt”… để góp phần hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Tính đến cuối tháng 5.2022, Hội LHPN các cấp trong tỉnh đã đỡ đầu 262 trường hợp trẻ mồ côi. Đến nay, Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh đã hỗ trợ 15 trẻ mồ côi, trẻ có hoàn cảnh khó khăn theo chương trình “Cặp lá yêu thương”. Trong 9 tháng đầu năm 2022, tổng số tiền hỗ trợ cho các “lá chưa lành” là 58,5 triệu đồng. Ngoài ra, hưởng ứng chương trình “Nối vòng tay thương” của Ngân hàng CSXH Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh đã nhận hỗ trợ và nuôi dưỡng 2 trẻ em nghèo mồ côi sau đại dịch Covid-19 ngoài tỉnh với mức 48 triệu đồng/ năm/2 cháu…

Từ tháng 10.2015 đến nay, Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh cũng là một “lá lành” hỗ trợ cho 15 “lá chưa lành” là trẻ mồ côi, trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh: N.M

Bên em sau biến cố

Ngày 15.9.2022, tại công trình xây dựng Nhà máy chế biến thực phẩm của Công ty TNHH MTV Savvy Seafood Việt Nam (ở Khu công nghiệp Nhơn Hòa, TX An Nhơn) xảy ra sự cố sập tường khiến 5 người chết và 6 người bị thương. Sau vụ tai nạn, đã có 7 đứa trẻ rơi vào phận mồ côi cha/mẹ.

Hai chị em Hồ Huỳnh Trúc Quỳnh (3 tuổi) và Hồ Huỳnh Trúc Vy (hơn 2 tháng tuổi, ở thôn Thọ Lộc, xã Nhơn Thọ, TX An Nhơn) còn quá nhỏ để cảm nhận được những mất mát của tình phụ tử. Trong suy nghĩ non nớt của đứa trẻ lên ba, Trúc Quỳnh cứ thắc mắc sao mẹ lại khóc khi có người nói đến ba - anh Hồ Ngọc Luân, nạn nhân tử vong trong tai nạn. Căn nhà nhỏ mà người chồng, người cha mới xây cho mấy mẹ con giờ trống vắng quá đỗi.

Ở thôn Kỳ Sơn (xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước), con gái đầu của nạn nhân Ngô Thanh Trực là Ngô Diễm Như (9 tuổi) tỏ ra rất “hiểu chuyện”. Cô con gái giống ba như tạc cho biết luôn cố gắng học thật giỏi để không phụ công ơn ba làm việc vất vả, và “muốn nhìn thấy ba cười thật tươi khi con khoe giấy khen của nhà trường vào cuối mỗi năm học”.

Ôm thật chặt em trai Ngô Hữu Phúc (4 tuổi) vào lòng, Như kể Phúc từng rất vui vẻ, hoạt bát, hay làm nũng với ba bởi biết ba cưng chiều. Giờ, em trở nên “nhát” người lạ sau khi chứng kiến “người ta mang ba đi mất”. Gia cảnh nhà anh Trực rất khó khăn, bởi anh là lao động chính, vợ anh sức khỏe yếu, ở nhà chăm con; cha anh Trực bị đau thận, mới mổ; vợ chồng anh còn cưu mang người anh lớn đau nằm một chỗ đã 9 năm nay.

Trước biến cố đột ngột, Tỉnh ủy, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, TX An Nhơn và huyện Tuy Phước, các ngành liên quan, các nhà hảo tâm đã chung tay hỗ trợ khẩn cấp cho các gia đình nạn nhân. Sau công tác hỗ trợ khẩn cấp, các tổ chức, đơn vị bàn đến giải pháp lâu dài hơn cho các gia đình đang có con nhỏ. Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh đã trao 7 suất hỗ trợ trẻ em mồ côi, mỗi suất 2 triệu đồng.

Mới đây, tại Lễ phát động ủng hộ Quỹ Vì người nghèo, xây dựng nhà Đại đoàn kết nhân Tháng cao điểm Vì người nghèo năm 2022, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã trao 5 sổ tiết kiệm (40 triệu đồng/sổ) và 5 phần quà cho các gia đình có người thân mất do tai nạn lao động có hoàn cảnh khó khăn, đang nuôi con nhỏ.

Xúc động trước sự quan tâm, hỗ trợ của các tổ chức, đơn vị, chị Huỳnh Thị Diện (vợ nạn nhân Hồ Ngọc Luân) bộc bạch: “Các con còn quá nhỏ mà phải mất cha, mất chỗ dựa. Nhờ sự đồng hành của các tổ chức, gia đình tôi cố gắng vượt qua nỗi đau, mạnh mẽ cho những ngày tháng sẽ nhiều khó khăn phía trước”.

Ngày 15.4.2022, tại Hội nghị biểu dương người khuyết tật, trẻ em mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu lần thứ 7 do Hội Bảo trợ người khuyết tật và Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh tổ chức, bé Lâm Bảo Tuyết Hân (12 tuổi, học sinh Trường THCS An Hòa, huyện An Lão) đã làm nhiều người xúc động khi kể về câu chuyện của mình.

Bố mẹ ra đi mãi mãi vì bệnh tật khi Hân mới chỉ 7 tuổi. Hân được bà, dì cùng các thầy cô giáo bảo bọc, che chở. Để đáp lại những tình thương lớn lao đó, em luôn nỗ lực học tập, rèn luyện thật tốt. Cô bé cũng chia sẻ về góc học tập của mình đã cũ, sắp bị hư và phải đi bộ đến trường vì không có xe đạp. Nghe tâm sự của Hân, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Nguyễn Thị Phong Vũ đã động viên và giao cho Tỉnh đoàn hỗ trợ, giúp đỡ em Hân trong cuộc sống, đặc biệt là về góc học tập và xe đạp để đi học.

Nhiều năm qua, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh luôn sát cánh đồng hành với trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trong đó có trẻ mồ côi.

Năm 2021, nhân dịp tết Nguyên đán và Quốc tế thiếu nhi 1.6, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh tặng trên 1.600 suất quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của các huyện, thị xã, thành phố và trẻ đang được chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội, Làng Trẻ em SOS Quy Nhơn, Trường Chuyên biệt Hy vọng Quy Nhơn với tổng kinh phí gần 400 triệu đồng.

Từ nguồn Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh (262,5 triệu đồng) và hỗ trợ của Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam (500 triệu đồng), Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh đã phối hợp với các địa phương, các nhà tài trợ tặng 750 suất học bổng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; trẻ em thuộc hộ nghèo, cận nghèo vượt khó học khá, giỏi theo chương trình “Vòng tay yêu thương - Nâng bước đến trường” với định mức 1 triệu đồng/suất, nhằm động viên, khích lệ tinh thần hiếu học, tạo điều kiện cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn có thêm động lực phấn đấu và thuận lợi bước vào năm học mới.

Nguồn tin: Theo Báo Bình Định

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thông báo mới

- Công văn báo cáo tình hình tiền lương, tiền thưởng và quan hệ lao động trong doanh nghiệp (Biểu mẫu báo cáo)
- Công văn hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị định số 74/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 của Chính phủ về quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động
- Công văn tăng cường triển khai, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng các tiện ích tài khoảng định danh điện tử trên VNeID
- Tài liệu chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, dạo đức phong cách Hồ Chí Minh năm 2024 - 2025
- Công khai danh sách và địa bàn phân công hoạt động của hòa giải viên lao động (danh sách kèm theo)

- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp
- Thông báo: Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết thủ tục hành chính
- Thông báo Công khai Danh mục 07 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình thuộc phạm vi thực hiện của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Bình Định (Quyết định số 2143/QĐ-UBND )
- Thông báo Công khai Danh mục 59 thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình và Danh mục 34 thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến một phần thuộc phạm vi thực hiện của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Bình Định (Quyết định số 3533/QĐ-UBND và Quyết định số 3532/QĐ-UBND)

Văn bản mới

65/2024/QĐ-UBND

Quy định hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người có đất thu hồi trên địa bàn tỉnh Bình Định

lượt xem: 11 | lượt tải:8

11/2024/TT-BLĐTBXH

Thông tư Hướng dẫn xếp hạng một số loại hình đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội

lượt xem: 11 | lượt tải:9

3848/QĐ-UBND

Công bố thủ tục hành chính nội bộ của các cơ quan hành chính nhà nước trong lĩnh vực An toàn lao động, Bảo trợ xã hội và Phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

lượt xem: 12 | lượt tải:6

72/2020/QĐ-UBND

Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Định

lượt xem: 18 | lượt tải:0

153/KH-UBND

Kế hoạch Phổ biến các luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7 và tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật về một số vấn đề dư luận quan tâm

lượt xem: 18 | lượt tải:7
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập39
  • Hôm nay2,958
  • Tháng hiện tại71,268
  • Tổng lượt truy cập7,245,725
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây