Nâng cao chất lượng cuộc sống người khuyết tật

Thứ ba - 18/04/2023 08:23
Nhằm giúp người khuyết tật nâng cao sức khỏe, hòa nhập cộng đồng, thời gian qua, các cấp, ngành, hội, đoàn thể đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, đạt được những kết quả đáng phấn khởi.

Nhằm giúp người khuyết tật nâng cao sức khỏe, hòa nhập cộng đồng, thời gian qua, các cấp, ngành, hội, đoàn thể đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực, đạt được những kết quả đáng phấn khởi.

Đảm bảo quyền lợi, tích cực tiếp sức

Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH, toàn tỉnh hiện có trên 43.000 người khuyết tật (NKT), trong đó có hơn 10.000 NKT đặc biệt nặng. Để triển khai thực hiện tốt các hoạt động chăm sóc, trợ giúp, tạo điều kiện để NKT hòa nhập cộng đồng, tỉnh đã tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách đối với NKT, gương NKT tiêu biểu vượt khó vươn lên trong cuộc sống.

Thời gian qua, các chính sách hỗ trợ NKT luôn được triển khai thực hiện đúng theo quy định. 100% NKT đủ điều kiện được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng. Ngành LĐ-TB&XH hướng dẫn các địa phương tăng cường thực hiện việc xác định mức độ khuyết tật và cấp giấy xác nhận khuyết tật cho những đối tượng đủ điều kiện. Các cơ sở trợ giúp xã hội duy trì nuôi dưỡng đối tượng khuyết tật. Trong 3 tháng đầu năm 2023, ngành LĐ-TB&XH đã phối hợp với các sở, ngành liên quan rà soát, cập nhật dữ liệu 310 đối tượng bảo trợ xã hội tại các cơ sở trợ giúp xã hội chưa được cấp mã định danh công dân/thẻ CCCD, trong đó có những người bị khuyết tật từ nhỏ nên gia đình không làm CMND hoặc đã có nhưng làm mất.

Công tác chăm sóc sức khỏe cho NKT được quan tâm đúng mức. Cùng với những chương trình, hoạt động đặc thù chuyên môn của ngành y tế, Sở LĐ-TB&XH duy trì, mở rộng và phát triển mô hình hướng nghiệp lao động trị liệu và phục hồi chức năng cho người tâm thần, trẻ em tự kỷ và rối nhiễu tâm trí tại Trung tâm Nuôi dưỡng người tâm thần Hoài Nhơn. Trung tâm Công tác xã hội và Bảo trợ xã hội tỉnh tiếp nhận, kêu gọi, vận động nguồn lực để mua sắm trang thiết bị, dụng cụ chỉnh hình, trợ giúp NKT cải thiện sức khỏe, phục hồi chức năng. 

Chính sách hỗ trợ NKT tiếp cận giáo dục tạo điều kiện cho hầu hết trẻ em khuyết tật trong độ tuổi đi học được đến trường. Trung tâm Bảo trợ xã hội Đồng Tâm hiện tổ chức dạy văn hóa cho 60 trẻ khuyết tật. Trường Chuyên biệt Hy Vọng Quy Nhơn trong năm học 2022 - 2023 đã chào đón những học sinh khiếm thị đầu tiên; nâng tổng số lớp toàn trường lên 18 lớp với 169 học sinh khiếm thính, khiếm thị và chậm phát triển trí tuệ. 

Một tiết học tại Trường Chuyên biệt Hy Vọng Quy Nhơn. Ảnh: K.H

Công tác chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho trẻ khuyết tật, cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, luôn được nhà hảo tâm trong cộng đồng chung tay. Dịp tết Nguyên đán, ngày NKT Việt Nam 18.4, ngày Quốc tế thiếu nhi 1.6, tết Trung thu, các nhà hảo tâm luôn chung tay tặng quà, hỗ trợ tiền mang đến niềm vui và tiếp sức kịp thời cho các em.

Hỗ trợ sinh kế, ổn định cuộc sống

Những năm qua, lượng NKT trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng do TNGT, tai nạn lao động, các rủi ro như thiên tai, hỏa hoạn, bệnh tật… Đa số họ có hoàn cảnh khó khăn sau thời gian chữa trị thương tật. Sức khỏe dù không còn dồi dào như trước, nhưng không ít NKT có tinh thần và nghị lực sống rất mạnh mẽ. Họ vượt qua nỗi đau, bất hạnh, vươn lên trong nghịch cảnh, phấn đấu lao động, tạo thu nhập phục vụ bản thân, gia đình.

Theo ông Nguyễn Văn Nông, Chi hội trưởng Chi hội Đoàn Kết (huyện Tuy Phước), NKT ưa chuộng nhất là nghề chăn nuôi, không ít NKT muốn học nghề chăn nuôi thú y. Không chỉ nuôi gà, vịt, nhiều người còn mạnh dạn vay vốn ngân hàng CSXH nuôi heo và bò; số lượng gà, vịt không chỉ vài chục mà có hộ lên đến vài trăm con. Nhiều hội viên ban đầu chỉ nuôi theo thói quen, học nghề chăn nuôi, thú y xong, có kiến thức và kỹ năng, họ đã mạnh dạn vay vốn, đầu tư phát triển đàn vật nuôi.

“Năm 2022, Chi hội đã mở 5 lớp dạy nghề cho 120 hội viên, trong đó có 3 lớp dạy chăn nuôi thú y, 1 lớp dạy nghề trồng nấm rơm và 1 lớp học cắt may công nghiệp. Bên cạnh đó, Chi hội đã đề nghị Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện giải ngân 415 triệu đồng cho 60 hội viên vay để phát triển kinh tế gia đình, tạo việc làm tại chỗ, có thêm thu nhập ổn định cuộc sống. Gần đây, một số hội viên đã tiếp cận và phát triển nghề đan mây và nghề mộc”, ông Nông cho hay.

Bên cạnh đó, Hội Bảo trợ NKT và bảo vệ quyền trẻ em tỉnh phối hợp với Sở LĐ-TB&XH tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng tìm việc và thích nghi với môi trường làm việc cho NKT. Phó Chủ tịch Thường trực Hội Bùi Trung Dũng cho rằng, việc làm của NKT cần được tính toán phù hợp với thể trạng, sức khỏe, điều kiện gia đình; tốt nhất là gần gũi với gia đình, hàng xóm. “Thu nhập ít hay nhiều thì tùy thực tế. Quan trọng hơn cả là họ có việc để làm, tự tạo ra được sản phẩm, có niềm vui và thấy mình còn có ích”, ông Dũng nói.

Năm 2023, từ sự vận động của Hội Bảo trợ NKT và Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh, Tổ chức Kết nối châu Á (ACI) quyết định tăng số tiền hỗ trợ xây nhà tình thương từ 50 lên 65 triệu đồng/căn. ACI cũng tăng số lượng bò tặng gia đình NKT khó khăn từ 6 lên 8 con, đồng thời tăng giá trị mỗi con bò từ 20 lên 25 triệu đồng. Năm nay, hội viên khuyết tật của Hội cũng nhận được sự quan tâm, phân bổ kinh phí hỗ trợ xây 3 căn nhà tình thương từ Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh.    

Nguồn tin: Theo Báo Bình Định

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thông báo mới

- Công văn báo cáo tình hình tiền lương, tiền thưởng và quan hệ lao động trong doanh nghiệp (Biểu mẫu báo cáo)
- Công văn hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị định số 74/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 của Chính phủ về quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động
- Công văn tăng cường triển khai, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng các tiện ích tài khoảng định danh điện tử trên VNeID
- Tài liệu chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, dạo đức phong cách Hồ Chí Minh năm 2024 - 2025
- Công khai danh sách và địa bàn phân công hoạt động của hòa giải viên lao động (danh sách kèm theo)

- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp
- Thông báo: Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết thủ tục hành chính
- Thông báo Công khai Danh mục 07 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình thuộc phạm vi thực hiện của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Bình Định (Quyết định số 2143/QĐ-UBND )
- Thông báo Công khai Danh mục 59 thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình và Danh mục 34 thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến một phần thuộc phạm vi thực hiện của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Bình Định (Quyết định số 3533/QĐ-UBND và Quyết định số 3532/QĐ-UBND)

Văn bản mới

65/2024/QĐ-UBND

Quy định hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người có đất thu hồi trên địa bàn tỉnh Bình Định

lượt xem: 4 | lượt tải:1

11/2024/TT-BLĐTBXH

Thông tư Hướng dẫn xếp hạng một số loại hình đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội

lượt xem: 4 | lượt tải:2

3848/QĐ-UBND

Công bố thủ tục hành chính nội bộ của các cơ quan hành chính nhà nước trong lĩnh vực An toàn lao động, Bảo trợ xã hội và Phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

lượt xem: 5 | lượt tải:2

72/2020/QĐ-UBND

Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Định

lượt xem: 13 | lượt tải:0

153/KH-UBND

Kế hoạch Phổ biến các luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7 và tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật về một số vấn đề dư luận quan tâm

lượt xem: 15 | lượt tải:5
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập10
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm9
  • Hôm nay1,238
  • Tháng hiện tại41,175
  • Tổng lượt truy cập7,215,632
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây