Hỗ trợ sinh kế giảm nghèo bền vững

Thứ hai - 14/09/2020 10:54
Giai đoạn 2016 - 2020, bình quân mỗi năm, tỷ lệ giảm hộ nghèo trên địa bàn tỉnh là 1,83%. Tỷ lệ này đạt kế hoạch đề ra vì Nghị quyết của Chính phủ yêu cầu mỗi năm giảm 1,5%, còn Nghị quyết HÐND tỉnh là giảm 1,5% - 2%. Nhiều mô hình hỗ trợ sinh kế đa dạng và hiệu quả đã giúp người dân từng bước thoát nghèo bền vững, ổn định cuộc sống.
Mô hình trồng dâu nuôi tằm tại huyện An Lão được thực hiện trong 2 năm giúp nông dân mạnh dạn đầu tư, mở rộng mô hình để có thu nhập ổn định, thoát nghèo bền vững.
Mô hình trồng dâu nuôi tằm tại huyện An Lão được thực hiện trong 2 năm giúp nông dân mạnh dạn đầu tư, mở rộng mô hình để có thu nhập ổn định, thoát nghèo bền vững.
Đa dạng mô hình hỗ trợ tại huyện miền núi

Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo tập trung chủ yếu tại các xã trên địa bàn 3 huyện miền núi là Vân Canh, Vĩnh Thạnh và An Lão. Thay vì hỗ trợ trực tiếp, cách hỗ trợ những điều kiện để người dân phát triển sinh kế đã mang lại nhiều kết quả tốt đẹp. Những năm qua, huyện An Lão triển khai khá hiệu quả mô hình trồng dâu trên vùng đất bãi bồi ven sông An Lão. Hội Nông dân huyện cho biết, ở xã An Hòa lúc cao điểm, diện tích trồng dâu lên đến khoảng 70 ha, hiện tại đang nhân rộng mô hình ở xã An Tân với 8 ha. Một số người dân được đưa đi tham quan học tập tại vùng trồng dâu nuôi tằm lớn nhất cả nước ở TP Đà Lạt. Huyện còn mua hơn 1 tấn hom dâu giống S7-CB về cung cấp cho bà con trồng thử nghiệm, kết quả cho năng suất cao.

Theo ông Nguyễn Văn Thẩm, Chủ tịch Hội Nông dân huyện An Lão, ngoài mô hình dâu, huyện còn triển khai mô hình trồng keo, bưởi da xanh, cam xoàn, bơ sáp và một số loại cây trồng khác. “Các mô hình đều phù hợp với thổ nhưỡng và phong tục, tập quán của người dân địa phương. Huyện tích cực tuyên truyền người dân vay vốn, áp dụng tiến bộ KHKT, mở các lớp tập huấn, trong đó thành lập nhiều CLB tại nhiều xã để người dân hỗ trợ nhau thoát nghèo bền vững”, ông Thẩm trao đổi.

Đến nay, 3 huyện miền núi đã triển khai tổng cộng 121 mô hình khuyến nông, lâm, ngư, thu hút hàng trăm hộ nghèo tham gia. Nhiều mô hình được phát triển, nhân rộng, góp phần cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho hộ nghèo. Có thể kể đến như mô hình trồng rau an toàn (thu nhập trên 150 triệu đồng/ha), mô hình chuyển đổi cơ cấu trồng cây đậu phụng và mía (thu nhập trên 120 triệu đồng/ha), mô hình nuôi cá lồng bè trên hồ chứa nước Định Bình (thu nhập 80 triệu đồng/2 vụ/năm), mô hình dừa xiêm, gà an toàn sinh học, heo nái ngoại sinh sản…

Thoát nghèo bền vững

Theo ông Nguyễn Mỹ Quang, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh, việc triển khai các mô hình hỗ trợ phát triển sinh kế được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện tham gia, trong đó có người mới làm lần đầu, người đã làm rồi có thu nhập rồi nay tiếp tục tham gia. Mức hỗ trợ của từng hộ cũng khác nhau, chẳng hạn hộ nghèo không quá 10 triệu đồng/hộ, hộ cận nghèo không quá 8 triệu đồng/hộ, hộ mới thoát nghèo không quá 6 triệu đồng/hộ. Việc triển khai mô hình có sự thay đổi tích cực, đa dạng hóa mô hình về sinh kế cũng làm nhiều người dân yên tâm, lựa chọn và tham gia. Họ cho biết, nếu như trước đây, thời gian hỗ trợ triển khai thực hiện thường là 1 năm thì nay kéo dài 2 - 3 năm hoặc hơn nữa - tùy vào mô hình. Điều này giúp họ mạnh dạn đầu tư và có thời gian nghiên cứu, xem xét, tính toán đường hướng phát triển, mở rộng mô hình để có thu nhập ổn định.

5 năm qua, cùng với nguồn vốn Trung ương và ngân sách địa phương ủy thác, Ngân hàng CSXH tỉnh đã giải ngân nguồn vốn tín dụng chính sách cho hơn 140 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn, giúp gần 32.000 hộ vượt qua ngưỡng nghèo. Gần 13.000 lượt hộ gia đình tại các vùng khó khăn được vay vốn mua sắm máy móc, công cụ phục vụ sản xuất kinh doanh, đánh bắt, chế biến hải sản và mở rộng cơ sở sản xuất…

Hơn 5 năm trước, gia đình ông Nguyễn Xuân Sang ở thôn Thanh Sơn (xã An Tân, huyện An Lão) từng rất cơ cực, là hộ nghèo của địa phương với thu nhập thấp và bấp bênh. Với quyết tâm thoát nghèo bền vững, ông tham khảo các mô hình, kỹ thuật, cách thức nuôi trồng rồi bắt tay vào làm kinh tế. Năm 2014, từ số vốn tích lũy và vay mượn, ông mua 1 ha đất lâm nghiệp để trồng keo lai, tận dụng diện tích vườn nhà, trồng 0,5 ha bưởi da xanh. Các sản phẩm nông nghiệp từ lúa và bắp mà gia đình làm ra và nguồn cỏ của rẫy keo, ông Sang nuôi 10 con bò lai sinh sản, 40 con heo thịt và 200 con gà, đồng thời nấu rượu, ép dầu cung cấp cho các quán trên địa bàn. Lấy ngắn nuôi dài, vừa sản xuất vừa đầu tư, đến nay gia đình ông đã có thu nhập ổn định, khoảng 200 triệu đồng/năm sau khi trừ mọi chi phí. Ông còn tạo việc làm cho 20 lao động phổ thông với mức lương 3,5 triệu đồng/tháng.

“Để có được như ngày hôm nay, tôi cảm ơn sự quan tâm, tạo điều kiện của các cấp đã cho tôi đi tham quan học tập kỹ thuật-công nghệ tiên tiến, các mô hình làm ăn hiệu quả, đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện để tôi mạnh dạn vay vốn đầu tư sản xuất, cải thiện kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu”, ông Sang chia sẻ.
 

Tác giả bài viết: Theo Báo Bình Định

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thông báo mới

- Công văn báo cáo tình hình tiền lương, tiền thưởng và quan hệ lao động trong doanh nghiệp (Biểu mẫu báo cáo)
- Công văn hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị định số 74/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 của Chính phủ về quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động
- Công văn tăng cường triển khai, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng các tiện ích tài khoảng định danh điện tử trên VNeID
- Tài liệu chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, dạo đức phong cách Hồ Chí Minh năm 2024 - 2025
- Công khai danh sách và địa bàn phân công hoạt động của hòa giải viên lao động (danh sách kèm theo)

- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp
- Thông báo: Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết thủ tục hành chính
- Thông báo Công khai Danh mục 07 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình thuộc phạm vi thực hiện của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Bình Định (Quyết định số 2143/QĐ-UBND )
- Thông báo Công khai Danh mục 59 thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình và Danh mục 34 thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến một phần thuộc phạm vi thực hiện của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Bình Định (Quyết định số 3533/QĐ-UBND và Quyết định số 3532/QĐ-UBND)

Văn bản mới

65/2024/QĐ-UBND

Quy định hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người có đất thu hồi trên địa bàn tỉnh Bình Định

lượt xem: 2 | lượt tải:0

11/2024/TT-BLĐTBXH

Thông tư Hướng dẫn xếp hạng một số loại hình đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội

lượt xem: 4 | lượt tải:1

3848/QĐ-UBND

Công bố thủ tục hành chính nội bộ của các cơ quan hành chính nhà nước trong lĩnh vực An toàn lao động, Bảo trợ xã hội và Phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

lượt xem: 4 | lượt tải:1

72/2020/QĐ-UBND

Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Định

lượt xem: 13 | lượt tải:0

153/KH-UBND

Kế hoạch Phổ biến các luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7 và tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật về một số vấn đề dư luận quan tâm

lượt xem: 15 | lượt tải:5
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập79
  • Hôm nay2,360
  • Tháng hiện tại38,404
  • Tổng lượt truy cập7,212,861
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây