Hỗ trợ lao động tự do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19: Nơi khẩn trương, nơi lúng túng

Thứ ba - 31/08/2021 23:22
Lao động tự do là một trong những đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19. Tuy nhiên, khâu hỗ trợ cho nhóm đối tượng này vẫn còn những tồn tại, bất cập cần sớm được tháo gỡ.
Theo số liệu tổng hợp của Sở LĐ-TB&XH, tính đến ngày 25.8, 11/11 huyện, thị xã, thành phố đã rà soát, lập danh sách 16.328 người thuộc đối tượng lao động tự do đủ điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP với tổng kinh phí gần 24,5 tỷ đồng; tuy nhiên mới thực hiện chi trả cho 12.727 người với hơn 19 tỷ đồng.
Có tâm lý “thận trọng thái quá”
TX Hoài Nhơn là địa phương đầu tiên của tỉnh triển khai chi trả khoản hỗ trợ cho lao động tự do theo Nghị quyết số 68/NQ-CP. Từ ngày 17 - 19.7, thị xã đã rà soát, lập hồ sơ và thực hiện chi trả ngay cho hơn 2.000 trường hợp. Qua 2 đợt thực hiện, tính đến ngày 25.8, TX Hoài Nhơn đã chi trả cho 4.133 người với tổng số tiền gần 6,2 tỷ đồng.
viewimage (1)
Chi trả hỗ trợ cho lao động tự do theo Nghị quyết số 68/NQ-CP tại TP Quy Nhơn. Ảnh: NGUYỄN MUỘI
Theo Phó Chủ tịch UBND TX Hoài Nhơn Trần Hữu Thảo, xác định địa bàn có lực lượng lao động tự do rất lớn, bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19, lãnh đạo thị xã yêu cầu các xã, phường đẩy nhanh tiến độ, rút gọn quy trình, đảm bảo thời gian xét duyệt hồ sơ không quá 2 ngày. “Khâu rà soát, cập nhật danh sách đối tượng được hưởng hỗ trợ vẫn tiếp tục thực hiện theo quy định”, ông Thảo cho hay.
Theo đánh giá của UBND tỉnh, một số cơ quan, đơn vị, địa phương đã chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong thực hiện trình tự, thủ tục tiếp nhận theo hướng đơn giản, rút ngắn thời gian giải quyết, tạo điều kiện thuận lợi để các đối tượng được tiếp cận và thụ hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước theo quy định. Tuy nhiên, ở một số địa phương, việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ còn chậm, chưa bảo đảm tính thống nhất chung, chưa đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đề ra. Nhiều địa phương có số lao động tự do được phê duyệt rất thấp như Hoài Ân (108 trường hợp), Tuy Phước (102 trường hợp)…
 
Đẩy mạnh nộp hồ sơ trực tuyến
Ðối với các địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg, Sở LÐ-TB&XH đề nghị địa phương tiếp nhận đơn đề nghị hỗ trợ của người dân tại địa chỉ http://hosocovid.vpub.binhdinh.gov.vn/denghi và xét duyệt bằng hình thức trực tuyến (có thể tạo zalo nhóm, thư điện tử…). Theo ông Nguyễn Mỹ Quang, Giám đốc Sở LÐ-TB&XH đây là hình thức phù hợp với yêu cầu đảm bảo an toàn trong điều kiện chống dịch Covid-19. “Sáng 27.8 mới có 27 người nộp hồ sơ trực tuyến, nhưng đến tối cùng ngày đã tăng lên 320 hồ sơ, đây là tín hiệu đáng mừng”, ông Quang thông tin.
Đáng chú ý, có địa phương chi chưa đến 10% số đối tượng đã phê duyệt, như huyện Phù Mỹ duyệt 2.995 lao động, nhưng mới chi cho… 280 lao động. Theo Trưởng Phòng LĐ-TB&XH huyện Phù Mỹ Võ Lê Thi Văn, khâu rà soát, lập danh sách ban đầu ở các thôn, khu phố có phần chưa chặt chẽ nên số lượng được phê duyệt “đội” lên. Huyện đã chỉ đạo rà soát, cập nhật lại danh sách, trong đó lưu ý đối tượng được hưởng phải đảm bảo điều kiện “bị mất việc làm, không có thu nhập hoặc thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo”. 
Theo Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Nguyễn Mỹ Quang, công tác tuyên truyền về các chính sách theo Nghị quyết số 68/NQ-CP còn hạn chế, nhiều lao động tự do chưa chủ động liên hệ với chính quyền địa phương để được hỗ trợ. Công tác phòng, chống dịch Covid-19 đang hồi căng thẳng, cán bộ ở cơ sở phân tán, chưa dồn toàn lực cho nhiệm vụ hỗ trợ lao động tự do.
“Nhiều xã, phường còn lúng túng trong việc xác định đối tượng lao động tự do, không tiếp nhận đơn của người lao động, cơ sở kinh doanh cá thể nên triển khai thực hiện còn chậm. Việc xác định đối tượng lao động tự do rất phức tạp, nhiều người nay ở chỗ này, mai chỗ kia; một số cán bộ cơ sở có tâm lý thận trọng quá mức, ngại trách nhiệm, sợ sai”, ông Quang phân tích.  
Khẩn trương để bà con không phải chịu khổ, chịu đói
Trong các hội nghị, buổi làm việc liên quan đến công tác phòng, chống dịch Covid-19 thời gian gần đây, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Quốc Dũng nhiều lần nhấn mạnh phải tập trung cho công tác hỗ trợ người dân có hoàn cảnh khó khăn. Các khách sạn, nhà hàng đóng cửa từ lâu, người lao động, người làm vệ sinh buồng, phòng đã thất nghiệp, mất thu nhập nhưng khâu hỗ trợ chưa kịp thời. “Kinh phí đã có sẵn nhưng người được hỗ trợ quá ít. Các đồng chí phải rà soát lại, làm nhanh, khẩn trương để bà con không phải chịu khổ, chịu đói; HĐND, Mặt trận các cấp giám sát chặt chẽ công tác này”, Bí thư Tỉnh ủy nói.
Một trong những vấn đề quan trọng đặt ra hiện nay là cán bộ xã, khu vực, thôn cần nắm chắc chắn, đầy đủ các chính sách hỗ trợ để hướng dẫn, tiếp nhận đơn xin hỗ trợ của người lao động tự do. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Hải Giang cho rằng, quá trình thực hiện cần phát huy tính chủ động trong hướng dẫn, hỗ trợ đối tượng lập hồ sơ đề nghị hưởng chính sách; phát huy vai trò của các tổ chức hội, đoàn thể, nhất là ở cơ sở, bảo đảm việc thực hiện chính sách hỗ trợ được kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch.
Yêu cầu này càng quan trọng với các địa phương có số đối tượng được phê duyệt còn quá thấp. Trưởng Phòng LĐ-TB&XH huyện Hoài Ân Tạ Ngọc Định cho biết đã cử cán bộ chuyên môn xuống từng xã, đồng thời tăng cường giám sát, hướng dẫn qua nhóm zalo để đẩy nhanh tiến độ lập danh sách, phê duyệt và chi trả hỗ trợ trong thời gian đến. 

Nguồn tin: Theo Báo Bình Định

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thông báo mới

- Công văn báo cáo tình hình tiền lương, tiền thưởng và quan hệ lao động trong doanh nghiệp (Biểu mẫu báo cáo)
- Công văn hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị định số 74/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 của Chính phủ về quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động
- Công văn tăng cường triển khai, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng các tiện ích tài khoảng định danh điện tử trên VNeID
- Tài liệu chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, dạo đức phong cách Hồ Chí Minh năm 2024 - 2025
- Công khai danh sách và địa bàn phân công hoạt động của hòa giải viên lao động (danh sách kèm theo)

- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp
- Thông báo: Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết thủ tục hành chính
- Thông báo Công khai Danh mục 07 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình thuộc phạm vi thực hiện của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Bình Định (Quyết định số 2143/QĐ-UBND )
- Thông báo Công khai Danh mục 59 thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình và Danh mục 34 thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến một phần thuộc phạm vi thực hiện của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Bình Định (Quyết định số 3533/QĐ-UBND và Quyết định số 3532/QĐ-UBND)

Văn bản mới

65/2024/QĐ-UBND

Quy định hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người có đất thu hồi trên địa bàn tỉnh Bình Định

lượt xem: 13 | lượt tải:9

11/2024/TT-BLĐTBXH

Thông tư Hướng dẫn xếp hạng một số loại hình đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội

lượt xem: 14 | lượt tải:13

3848/QĐ-UBND

Công bố thủ tục hành chính nội bộ của các cơ quan hành chính nhà nước trong lĩnh vực An toàn lao động, Bảo trợ xã hội và Phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

lượt xem: 14 | lượt tải:8

72/2020/QĐ-UBND

Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Định

lượt xem: 20 | lượt tải:0

153/KH-UBND

Kế hoạch Phổ biến các luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7 và tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật về một số vấn đề dư luận quan tâm

lượt xem: 21 | lượt tải:8
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay1,696
  • Tháng hiện tại81,961
  • Tổng lượt truy cập7,256,418
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây