Bức tranh lao động, việc làm dần sáng - Kỳ 1

Thứ sáu - 20/10/2023 07:34
Chúng ta vừa trải qua cuộc khủng hoảng việc làm chưa từng có tiền lệ. Báo Bình Ðịnh thực hiện chuyên đề “Bức tranh lao động, việc làm dần sáng”, phần nào giúp bạn đọc hình dung về nỗi khốn khó của người lao động, sự đồng hành của các cấp, ngành; cũng như những vấn đề cần giải quyết để góp phần ổn định việc làm về lâu dài.
Chúng ta vừa trải qua cuộc khủng hoảng việc làm chưa từng có tiền lệ. Báo Bình Ðịnh thực hiện chuyên đề “Bức tranh lao động, việc làm dần sáng”, phần nào giúp bạn đọc hình dung về nỗi khốn khó của người lao động, sự đồng hành của các cấp, ngành; cũng như những vấn đề cần giải quyết để góp phần ổn định việc làm về lâu dài.
Kỳ 1: Doanh nghiệp lao đao, lao động khốn khó
Tình hình kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, bất ổn, thị trường xuất khẩu thu hẹp tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, khiến rất nhiều lao động mất việc, ngừng việc, giảm việc từ cuối năm 2022 đến nay.
Khó khăn chưa từng có
Chế biến gỗ là ngành thu hút đông lao động nhất ở các khu công nghiệp. Theo chia sẻ của nhiều DN chế biến gỗ xuất khẩu, trong giai đoạn ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, dù có khó khăn nhưng còn duy trì được hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thế nhưng, giai đoạn hậu Covid-19 họ lại đối mặt với những khó khăn như chiến tranh Nga - Ukraine kéo dài, lạm phát tăng cao tại nhiều quốc gia, người tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu lớn thắt chặt chi tiêu. Giảm sút đơn hàng xuất khẩu, lượng hàng tồn kho lớn, tiêu thụ chậm ở các thị trường chính... dẫn đến những khó khăn chưa từng có trong hàng chục năm qua.
Lượng lao động đến Trung tâm Dịch vụ việc làm (Sở LĐ-TB&XH) làm thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp tăng đột biến trong năm 2023.  Ảnh: H.THU
Từ cuối năm 2022, các DN gỗ phải cắt giảm dần lao động hoặc tạm ngưng hoạt động. Theo ông Lê Minh Thiện, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định, trong 150 DN là hội viên của Hiệp hội, đến tháng 3.2023, 90% DN hội viên phải đóng cửa nhà máy dài hạn, cho công nhân nghỉ việc vì không còn đơn hàng.
Cũng đối mặt với khó khăn chưa từng gặp phải là Công ty CP Giày Bình Định, khiến các sở, ban, ngành liên quan cũng bất ngờ với “chuyển biến quá nhanh”. Cuối năm 2022, Công ty có đến 1.400 lao động, phấn khởi bước vào đầu năm 2023 với kế hoạch, mục tiêu tăng doanh thu, hàng xuất khẩu, lực lượng lao động... Tuy nhiên, trước những khó khăn bất ngờ, chỉ từ tháng 4 - 6.2023, Công ty đã thực hiện các thủ tục để thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động, hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động (trong thời gian từ tháng 6 - 8.2023) với hơn 1.200 lao động.
Theo bà Đỗ Thị Ngọc Trang, nhân viên kiểm hàng ở chuyền may Công ty CP Giày Bình Định, sau hơn 22 năm gắn bó, lần đầu bà mới thấy Công ty trải qua cuộc khủng hoảng lớn như vậy. Thời điểm dừng việc, bà Trang cùng nhiều lao động khác vẫn tin tưởng vào sự phục hồi của Công ty để chấp nhận tạm hoãn hợp đồng lao động, nhưng sau đó không tránh khỏi nhiều hoang mang, lo lắng về tương lai.
Số người thất nghiệp tăng đột biến
Tình hình DN khó khăn khiến số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (TCTN) cũng tăng nhanh theo thời gian. Theo ông Lê Văn Nghinh, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm (Sở LĐ-TB&XH), chưa bao giờ có số lượng người đến Trung tâm nộp hồ sơ TCTN đông và kéo dài như thời gian qua. 
Trong 4 tháng đầu năm 2023, tổng số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng TCTN là 3.307 người, tăng 12,3% so với cùng kỳ năm 2022. Đến 9 tháng đầu năm 2023, con số nộp hồ sơ TCTN trong toàn tỉnh đã lên đến 9.062 người, tăng 28,9% so với cùng kỳ.
 
Về trình độ chuyên môn người nộp hồ sơ TCTN tại tỉnh trong quý III/2023, thống kê cho thấy lao động phổ thông rơi vào tình trạng thất nghiệp có tỷ lệ cao nhất (5.481 người, chiếm 60,4%). Tiếp đó là lao động có trình độ đại học và trên đại học (1.558 người, chiếm 17,2%); lao động có trình độ cao đẳng nghề, cao đẳng chuyên nghiệp (1.009 người, chiếm 11,1%); lao động có trình độ trung cấp nghề, trung học chuyên nghiệp (615 người, chiếm 6,7%). Lao động có chứng nhận, chứng chỉ nghề sơ cấp chiếm tỷ lệ thấp nhất (399 người, chiếm 4,4%). 
Nguyên nhân mất việc nhận TCTN trong 9 tháng đầu năm 2023 được chia thành 6 nhóm chính. Chiếm tỷ lệ đến 81,9% là do tình hình DN khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, khiến phải chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc trước thời hạn hoặc hai bên thỏa thuận chấm dứt. Hai nhóm ngành có tỷ lệ người lao động thất nghiệp cao nhất là chế biến, chế tạo với 3.813 người (chiếm hơn 42%) và hoạt động dịch vụ khác với 2.976 người (chiếm tỷ lệ gần 32,9%).
Về loại hình DN người lao động đã làm việc trước khi thất nghiệp trong quý III/2023, DN tư nhân có đến 7.067 người, chiếm gần 78% trong tổng số người nộp hồ sơ TCTN; DN vốn đầu tư nước ngoài có 1.562 người, chiếm hơn 17%.
Trong số lao động được hưởng TCTN 9 tháng đầu năm 2023, có 6.159 người dưới 40 tuổi (chiếm 69,8%), 2.658 người trên 40 tuổi (chiếm 30,1%). Về giới tính, lao động nữ là 5.226 người (chiếm 57,6%), lao động nam là 3.836 người (chiếm 42,3%).
Chật vật kiếm sống
Bà C. (47 tuổi, ở thị trấn Diêu Trì, huyện Tuy Phước) gặp nhiều khó khăn sau khi mất việc tại một DN ở TX An Nhơn do DN không có đơn hàng từ đầu năm 2023. Trong thời gian chưa tìm được việc làm mới, bà C. nhận đan ghế nhựa giả mây tại nhà. “Mỗi ngày tôi chỉ đủ sức làm khoảng 10 sản phẩm hoàn thiện, được trả 9.000 đồng/sản phẩm, thu nhập chỉ tạm trang trải phần nào cuộc sống. Chưa kể có tháng không có hàng để làm, cuộc sống khó khăn hơn”, bà C. chia sẻ.
Ông Bùi Văn Trường (ở xã Tây Giang, huyện Tây Sơn) làm ruộng, nuôi heo để kiếm sống sau khi mất việc làm tại một DN gỗ.  Ảnh: CẨM VÕ
Ông Bùi Văn Trường (ở xã Tây Giang, huyện Tây Sơn) mất việc tại một DN gỗ ở Khu công nghiệp Phú Tài (TP Quy Nhơn) từ cuối năm 2022. Sau 3 tháng nhận TCTN, xin việc ở các DN khác không được, ông quyết định quay về với công việc làm ruộng, nuôi heo, cùng những công việc lao động chân tay khác khi có người cần.
Người lao động mất việc ở thành phố càng chật vật hơn, bởi hầu hết không có nghề nông để làm “bà đỡ” lúc khó khăn. Bà Lê Thị Kim An (ở phường Đống Đa, TP Quy Nhơn) mất việc từ tháng 2.2023, sau hơn 20 năm gắn bó với một công ty gỗ ở Khu Công nghiệp Phú Tài. Trong gia đình, bà An không phải là người duy nhất mất việc. Con dâu bà cùng làm trong công ty trên cũng nằm trong số lao động bị cắt giảm, con trai làm ở công ty khác cũng gặp khó khăn nên dừng hoạt động.
“Con dâu tôi vừa học nghề may công nghiệp, vừa nhận đồ về nhà làm để tiện chăm con nhỏ, ít hàng nên thu nhập không đáng kể. Con trai cũng khó khăn trong tìm việc làm mới. Còn tôi thì cố gắng tìm kiếm để xin được chân tạp vụ của một nhà hàng ở Quy Nhơn. Cả gia đình buộc phải “thắt lưng buộc bụng”, xoay xở đủ cách trong giai đoạn khó khăn”, bà An tâm sự.
Tương tự, mất việc từ tháng 3.2023, bà Phạm Thị Hảo (ở phường Đống Đa) lâm vào cảnh khó khăn. Chồng qua đời từ lâu, bà Hảo sống một mình; từ khi mất việc, bà luôn lo lắng vì chưa kiếm được việc làm khác.
“Suốt mấy tháng qua, cuộc sống của tôi có nhiều thay đổi. Thay vì nấu ăn hằng ngày, tôi qua nhà người thân dùng bữa chung, tằn tiện hết mức. Số tiền tôi dành dụm được sau nhiều năm làm việc trước đó ưu tiên cho việc chi trả chi phí điện, nước và đề phòng khi ốm đau”, bà Hảo kể.
Sau khi mất việc tại một DN gỗ ở Phù Mỹ, ông T.M. (ở huyện Phù Mỹ) phải đi bán kem dạo tại TP Quy Nhơn và huyện Vân Canh.  Ảnh: X.QUỲNH
Sau khi mất việc làm, người lao động tuổi trung niên muốn tìm việc làm mới cũng khó khăn hơn lao động trẻ tuổi, bởi họ thường ít nằm trong đối tượng tuyển dụng việc làm của nhiều DN. Ông H. (48 tuổi, ở xã Phước Thắng, huyện Tuy Phước) từng gắn bó với một DN gỗ ở Quy Nhơn trong nhiều năm. Sau đợt cắt giảm lao động của DN vào đầu năm 2023, ông H. trở về quê mưu sinh.
Đầu tháng 3.2023, ông H. nộp hồ sơ xin việc làm bảo vệ cho một xưởng may tại huyện Tuy Phước, nhưng bị từ chối bởi quá độ tuổi tuyển dụng. Ông H. phải bôn ba làm “thợ đụng”, ai gọi gì làm nấy để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Khi xin được việc làm thời vụ cho các công trình xây dựng nhà ở, không còn sung sức lại phải mang vác nặng nên ông hay đau ốm, thu nhập không ổn định, thêm trăn trở gánh nặng bởi còn phải lo cho con gái út đang học đại học.
 

Nguồn tin: Theo Báo Bình Định

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thông báo mới

- Công văn báo cáo tình hình tai nạn lao động và báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động năm 2024 (Biểu mẫu báo cáo)
- Công văn báo cáo tình hình tiền lương, tiền thưởng và quan hệ lao động trong doanh nghiệp (Biểu mẫu báo cáo)
- Công văn hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị định số 74/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 của Chính phủ về quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động
- Công văn tăng cường triển khai, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng các tiện ích tài khoảng định danh điện tử trên VNeID
- Tài liệu chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, dạo đức phong cách Hồ Chí Minh năm 2024 - 2025
- Công khai danh sách và địa bàn phân công hoạt động của hòa giải viên lao động (danh sách kèm theo)

- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp
- Thông báo: Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết thủ tục hành chính
- Thông báo Công khai Danh mục 07 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình thuộc phạm vi thực hiện của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Bình Định (Quyết định số 2143/QĐ-UBND )
- Thông báo Công khai Danh mục 59 thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình và Danh mục 34 thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến một phần thuộc phạm vi thực hiện của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Bình Định (Quyết định số 3533/QĐ-UBND và Quyết định số 3532/QĐ-UBND)

Văn bản mới

3976/QĐ-UBND

Về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực Bảo trợ xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

lượt xem: 24 | lượt tải:12

65/2024/QĐ-UBND

Quy định hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người có đất thu hồi trên địa bàn tỉnh Bình Định

lượt xem: 26 | lượt tải:13

11/2024/TT-BLĐTBXH

Thông tư Hướng dẫn xếp hạng một số loại hình đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội

lượt xem: 30 | lượt tải:23

3848/QĐ-UBND

Công bố thủ tục hành chính nội bộ của các cơ quan hành chính nhà nước trong lĩnh vực An toàn lao động, Bảo trợ xã hội và Phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

lượt xem: 30 | lượt tải:14

72/2020/QĐ-UBND

Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Định

lượt xem: 35 | lượt tải:0
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập49
  • Hôm nay1,122
  • Tháng hiện tại30,306
  • Tổng lượt truy cập7,393,655
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây