Chung sức chăm lo người lao động

Thứ hai - 18/10/2021 07:47
Đến thời điểm này đã có gần 21.890 tỷ đồng hỗ trợ cho 24,26 triệu lượt đối tượng được gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết 68 của Chính phủ.
Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) của 63 tỉnh, thành phố, đến thời điểm này, tổng kinh phí thực hiện Nghị quyết 68 của Chính phủ và Quyết định 23 của Thủ tướng Chính phủ là gần 21.890 tỷ đồng, hỗ trợ cho 24,26 triệu lượt đối tượng. Một số địa phương có tổng kinh phí hỗ trợ cao là Bình Dương, Hà Nội, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu.
Đối với việc triển khai Nghị quyết 116 và Quyết định số 28 về việc hỗ trợ bằng tiền cho người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, báo cáo của Bộ LĐ-TB&XH cho thấy đã giải quyết hưởng hỗ trợ cho 428.894 lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và 111.212 người đã dừng tham gia với tổng số tiền hỗ trợ là 1.251 tỷ đồng. Tổng số tiền đã chi trả là 999,5 tỷ đồng cho 425.117 người lao động.
viewimage (1)
Ảnh minh họa.
Về tình hình hỗ trợ gạo cho người dân, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 5 Quyết định xuất cấp tổng cộng 137.090 tấn gạo hỗ trợ cho trên 2,41 triệu hộ với gần 9,14 triệu nhân khẩu ở 31 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bị thiếu đói do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Theo báo cáo của các địa phương, có 2.184 trẻ em mồ côi, không nơi nương tựa do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã phối hợp với 27 tỉnh, thành phố hỗ trợ 7,83 tỷ đồng cho 1.541 trẻ em mồ côi mất cha, mẹ do Covid-19 với mức 5 triệu đồng/trẻ em và 124 trẻ em sơ sinh là con của sản phụ bị nhiễm Covid-19 với mức 1 triệu đồng/trẻ em.
"Từ Nghị quyết 42 tới Nghị quyết 68, Nghị quyết 116, các chính sách đều thể hiện tinh thần nhân văn, thể hiện sự chung sức chung lòng để chăm lo cho người lao động, chia sẻ với người lao động để vượt qua đại dịch", Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung nhấn mạnh.
Kết quả được ghi nhận dù khá tích cực và kịp thời. Tuy nhiên trong quá trình triển khai nghị quyết và quyết định, có một số quy định chưa thực sự phù hợp với thực tiễn. Bởi vậy, Bộ LĐ-TB&XH đã phối hợp với các bộ, ngành trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 126 về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 68. Đồng thời, Bộ đang dự thảo trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 23.
Theo Bộ LĐ-TB&XH, trong thời gian tới, Bộ sẽ khẩn trương quán triệt Nghị quyết số 126 để ngay khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định sửa đổi Quyết định số 23 sẽ triển khai thực hiện ngay các chính sách, đề cao tính chủ động, linh hoạt của từng địa phương.
Ngoài các chính sách hỗ trợ của Trung ương, các địa phương cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các chính sách hỗ trợ đặc thù, phù hợp với điều kiện của địa phương, để có thêm nguồn hỗ trợ cho người dân có hoàn cảnh khó khăn và công nhân lao động nhằm đảm bảo cho người dân duy trì cuộc sống. Đề cao công tác giám sát, đánh giá việc rà soát, lập danh sách, phê duyệt và chi trả hỗ trợ, đảm bảo việc thực thi chính sách công khai, dân chủ, minh bạch, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong nhận thức và hành động, không để xảy ra trường hợp trục lợi chính sách.
Cùng với việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội, Bộ LĐ-TB&XH cũng đã và đang nỗ lực thực hiện các giải pháp khôi phục và phát triển thị trường lao động.
Dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực đến thị trường lao động. Cụ thể, lực lượng lao động Quý 3 là 49,1 triệu người, giảm 2 triệu người so với quý trước và giảm 2,2 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực nông thôn giảm 1,4 triệu người và ở khu vực thành thị giảm 583.000 người; giảm nhiều nhất ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, tiếp đến là vùng Đông Nam Bộ và sau là Bắc Trung Bộ. Trong Quý III, tỷ lệ thiếu việc làm là 4,46% (với hơn 1,8 triệu người), tăng 1,86% so với quý trước. Tiền lương và thu nhập giảm, đời sống công nhân lao động gặp nhiều khó khăn. Thu nhập bình quân tháng của người lao động chỉ còn 5,2 triệu đồng/người/tháng trong Quý III, giảm 877.000 đồng so với quý trước và giảm 606.000 đồng so với cùng kỳ năm trước.
Theo Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung, vấn đề cần tập trung giải quyết lúc này là thiếu hụt nguồn nhân lực, nhất là ở khu vực Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ.
Bộ Trưởng nhấn mạnh, nếu để đứt gãy thị trường lao động thì rất tốn kém, hệ quả phải khắc phục nặng hơn rất nhiều lần. Nhưng thực tế vừa qua, hầu hết các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất vẫn duy trì trả lương để giữ chân công nhân.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cũng cho biết, Chính phủ đang xây dựng chương trình phục hồi nền kinh tế. Với đề án xây dựng kế hoạch phục hồi thị trường lao động của Bộ LĐ-TB&XH có khớp nối với chương trình chung của Chính phủ. Trong đó, kế hoạch của ngành lao động hướng mạnh vào 3 việc: giữ chân người lao động; thu hút người lao động đã về quê quay trở lại; đào tạo, phát triển thêm lực lượng lao động bổ sung cho những lĩnh vực, ngành nghề, khu vực có nhu cầu rất cao cho khôi phục phát triển kinh tế.

Nguồn tin: Theo Báo Bình Định

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thông báo mới

- Công văn báo cáo tình hình tiền lương, tiền thưởng và quan hệ lao động trong doanh nghiệp (Biểu mẫu báo cáo)
- Công văn hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị định số 74/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 của Chính phủ về quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động
- Công văn tăng cường triển khai, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng các tiện ích tài khoảng định danh điện tử trên VNeID
- Tài liệu chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, dạo đức phong cách Hồ Chí Minh năm 2024 - 2025
- Công khai danh sách và địa bàn phân công hoạt động của hòa giải viên lao động (danh sách kèm theo)

- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp
- Thông báo: Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết thủ tục hành chính
- Thông báo Công khai Danh mục 07 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình thuộc phạm vi thực hiện của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Bình Định (Quyết định số 2143/QĐ-UBND )
- Thông báo Công khai Danh mục 59 thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình và Danh mục 34 thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến một phần thuộc phạm vi thực hiện của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Bình Định (Quyết định số 3533/QĐ-UBND và Quyết định số 3532/QĐ-UBND)

Văn bản mới

11/2024/TT-BLĐTBXH

Thông tư Hướng dẫn xếp hạng một số loại hình đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội

lượt xem: 4 | lượt tải:0

3848/QĐ-UBND

Công bố thủ tục hành chính nội bộ của các cơ quan hành chính nhà nước trong lĩnh vực An toàn lao động, Bảo trợ xã hội và Phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

lượt xem: 4 | lượt tải:0

72/2020/QĐ-UBND

Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Định

lượt xem: 13 | lượt tải:0

153/KH-UBND

Kế hoạch Phổ biến các luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7 và tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật về một số vấn đề dư luận quan tâm

lượt xem: 15 | lượt tải:5

2974/QĐ-UBND

Công bố Danh mục thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực Tổ chức cán bộ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

lượt xem: 33 | lượt tải:12
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập60
  • Hôm nay1,402
  • Tháng hiện tại37,446
  • Tổng lượt truy cập7,211,903
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây