Chi trả chính sách an sinh xã hội không dùng tiền mặt: Tiện và lợi !

Thứ sáu - 06/01/2023 06:56
Ngày 29.12.2022, UBND tỉnh có công văn giao Sở LÐ-TB&XH chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương liên quan tổ chức thực hiện chi trả không dùng tiền mặt đối với các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội theo hướng dẫn của Bộ LÐ-TB&XH. Giám đốc Sở LÐ-TB&XH Nguyễn Mỹ Quang khẳng định, việc này mang lại nhiều tiện lợi cho người thụ hưởng, và toàn ngành LÐ-TB&XH đang nỗ lực hết sức để triển khai trong thời gian sớm nhất.
● Xin ông nói rõ hơn những tiện lợi từ việc chi trả không dùng tiền mặt?
Giám đốc Sở LĐ-TB&XH NGUYỄN MỸ QUANG
- Cái lợi trước mắt là tiền được chuyển đến người nhận rất nhanh. Thông qua ngân hàng, cứ đến đúng ngày quy định là tiền có trong tài khoản. Thứ hai là an toàn; tiền trong tài khoản chưa rút thì vẫn còn nguyên đấy. Thứ ba là minh bạch, rõ ràng, vì mọi giao dịch đều được kiểm soát chặt chẽ, muốn kiểm tra, xác minh cũng rất dễ dàng. Điều này rất quan trọng khi đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội thường xuyên biến động, nhất là số người già, người bị bệnh nặng chết đi; nếu không minh bạch thì rất dễ gây thất thoát tiền của Nhà nước.
● Dựa vào tình hình thực tế, việc triển khai chi trả không dùng tiền mặt cho các đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh có khó khăn gì không, thưa ông?
- Thực ra, việc chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt đã được Sở LĐ-TB&XH dự định triển khai từ nhiều năm trước nhưng chưa làm được vì một số lý do.
Thứ nhất, khó khăn trong việc mở tài khoản, sử dụng tài khoản với số đối tượng là thương binh, bệnh binh, người già, người khuyết tật, người tâm thần…, việc chọn người ủy quyền theo ý của họ đôi khi không đơn giản.
Thứ hai, các cây ATM của các ngân hàng chưa bao phủ đủ tại các điểm dân cư sinh sống. Ở một số vùng nông thôn, cả xã có 1 cây ATM. Người dân ở nông thôn chưa có thói quen rút tiền qua ATM, lại phải đi xa mới đến được cây ATM nên không muốn.
Về phía ngân hàng, mặc dù lượng khách hàng thuộc diện này rất lớn (riêng Bình Định có 38.000 người có công với cách mạng, trên 97.000 đối tượng bảo trợ xã hội), nhưng số tiền hằng tháng chi cho mỗi đối tượng lại ít, chỉ vài triệu đồng/người, mà đối tượng này có xu hướng rút toàn bộ tiền để chi tiêu ngay khi tiền vào tài khoản. Vậy nên, các ngân hàng cũng chưa thật mặn mà.
● Vậy theo ông, để việc triển khai chi trả không dùng tiền mặt sắp tới đạt được kết quả tốt, cần những điều kiện, giải pháp gì?
- Mặc dù hiện tại, việc chi trả không dùng tiền mặt có những bất tiện, khó khăn như vậy nhưng cũng có những cái lợi, đặc biệt phù hợp với xu hướng phát triển của xã hội. Bản thân tôi rất ủng hộ thay đổi này vì nhận thấy quyền lợi cho đối tượng được đảm bảo tốt hơn. Tôi cho rằng việc triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh thời gian tới hoàn toàn khả thi, tất nhiên là không thể cực đoan, buộc tất cả các nơi phải làm ngay.
Trước mắt, có thể triển khai ngay ở TP Quy Nhơn cùng các khu đô thị của tỉnh. Còn những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa có điều kiện thuận lợi thì cứ tiếp tục duy trì hình thức chi trả bằng tiền mặt qua bưu điện như lâu nay.
Việc chi trả không dùng tiền mặt sẽ đảm bảo quyền lợi tốt hơn cho người thụ hưởng.
-  Trong ảnh: Bưu điện TX Hoài Nhơn chi trả trợ cấp cho người hưởng chính sách an sinh xã hội. Ảnh: Bưu điện TX Hoài Nhơn
Sở đã lên kế hoạch, sau tết Nguyên đán, toàn ngành LĐ-TB&XH sẽ tập trung vào việc này, phấn đấu bắt đầu triển khai từ quý II/2023 ở những vùng thuận lợi. Còn từ nay cho đến quý II thì vẫn chi trả theo cách cũ.
Sở sẽ phối hợp với các cơ quan truyền thông tăng cường tuyên truyền đến đối tượng, người dân toàn tỉnh về những lợi ích của việc sử dụng thẻ ATM trong thanh toán, chi trả. Đồng thời, hướng dẫn các địa phương triển khai công tác chi trả trợ cấp không dùng tiền mặt trên địa bàn.
Chúng tôi cũng sẽ làm việc với các ngân hàng, tìm giải pháp tháo gỡ vướng mắc, làm việc với các huyện để bàn cách thức triển khai hiệu quả hình thức chi trả này.
 Xin cảm ơn ông!

Nguồn tin: Theo Báo Bình Định

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thông báo mới

- Công văn báo cáo tình hình tiền lương, tiền thưởng và quan hệ lao động trong doanh nghiệp (Biểu mẫu báo cáo)
- Công văn hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị định số 74/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 của Chính phủ về quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động
- Công văn tăng cường triển khai, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng các tiện ích tài khoảng định danh điện tử trên VNeID
- Tài liệu chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, dạo đức phong cách Hồ Chí Minh năm 2024 - 2025
- Công khai danh sách và địa bàn phân công hoạt động của hòa giải viên lao động (danh sách kèm theo)

- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp
- Thông báo: Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết thủ tục hành chính
- Thông báo Công khai Danh mục 07 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình thuộc phạm vi thực hiện của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Bình Định (Quyết định số 2143/QĐ-UBND )
- Thông báo Công khai Danh mục 59 thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình và Danh mục 34 thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến một phần thuộc phạm vi thực hiện của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Bình Định (Quyết định số 3533/QĐ-UBND và Quyết định số 3532/QĐ-UBND)

Văn bản mới

65/2024/QĐ-UBND

Quy định hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người có đất thu hồi trên địa bàn tỉnh Bình Định

lượt xem: 11 | lượt tải:9

11/2024/TT-BLĐTBXH

Thông tư Hướng dẫn xếp hạng một số loại hình đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội

lượt xem: 11 | lượt tải:11

3848/QĐ-UBND

Công bố thủ tục hành chính nội bộ của các cơ quan hành chính nhà nước trong lĩnh vực An toàn lao động, Bảo trợ xã hội và Phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

lượt xem: 12 | lượt tải:7

72/2020/QĐ-UBND

Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Định

lượt xem: 18 | lượt tải:0

153/KH-UBND

Kế hoạch Phổ biến các luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7 và tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật về một số vấn đề dư luận quan tâm

lượt xem: 18 | lượt tải:8
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập16
  • Hôm nay481
  • Tháng hiện tại73,748
  • Tổng lượt truy cập7,248,205
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây