Theo ông Quang, hiện nay Sở LĐ-TB&XH đã lập dự thảo, lấy ý kiến các sở, ngành liên quan và trình cho Ban thường vụ Tỉnh ủy thống nhất 6 nhóm đối tượng.
Cụ thể, gồm: Người bán vé số dạo; người bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định; người bốc vác trong các nhà ga, bến cảng, chợ; lái xe mô tô 2, 3 bánh, xích lô chở khách và chở hàng; thu gom rác và phế liệu; tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú (trừ đối tượng làm việc theo giờ, bán thời gian như: học sinh, sinh viên đi bưng bê cà phê theo giờ…).
"Thống kê sơ bộ nhóm lao động không có giao kết hợp đồng, đối tượng này có khoảng gần 29.000 người. Tổng mức chi hỗ trợ khoảng 43 tỷ đồng, từ nguồn kinh phí địa phương. Dự kiến, trong đầu tuần tới sẽ tiến hành chi hỗ trợ ngay đến người dân", ông Nguyễn Mỹ Quang cho biết.
Theo ông Nguyễn Phi Long, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định, tỉnh đã giao Sở LĐ-TB&XH phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung triển khai, rà soát những người dân bị ảnh hưởng của dịch Covid-19, đảm bảo đúng đối tượng, không được bỏ sót một ai. Đặc biệt, không để xảy ra tình trạng lợi dụng chính sách hỗ trợ của Nhà nước để trục lợi.
"Các địa phương khẩn trương rà soát, lập danh sách, đối chiếu các tiêu chuẩn để chi hỗ trợ đến người dân; đặc biệt là người lao động tự do (lao động phổ thông) như: bán vé số, xe ôm, xích lô. Đây là những người hết sức khó khăn, cần kịp thời hỗ trợ sớm", ông Nguyễn Phi Long nhấn mạnh.
Nguồn tin: Theo Báo Dân trí
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn