“Vừa cho mồi, vừa hướng dẫn cách câu cá”

Thứ hai - 06/05/2024 07:14
Ðó là cách ví von giàu tinh thần gợi mở của Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Anh Tuấn khi nói về cách thức giảm nghèo sao cho đạt hiệu quả nhất. Khẳng định quan điểm nhất quán của tỉnh là phát triển kinh tế gắn với an sinh xã hội, phải chăm lo tốt cho đời sống nhân dân, giúp các hộ nghèo, cận nghèo thoát nghèo, Chủ tịch Phạm Anh Tuấn yêu cầu cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, xây dựng kế hoạch, giải pháp giảm nghèo một cách căn cơ, cụ thể, bao trùm và bền vững.
“Vừa cho mồi, vừa hướng dẫn cách câu cá”
Ðó là cách ví von giàu tinh thần gợi mở của Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Anh Tuấn khi nói về cách thức giảm nghèo sao cho đạt hiệu quả nhất. Khẳng định quan điểm nhất quán của tỉnh là phát triển kinh tế gắn với an sinh xã hội, phải chăm lo tốt cho đời sống nhân dân, giúp các hộ nghèo, cận nghèo thoát nghèo, Chủ tịch Phạm Anh Tuấn yêu cầu cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, xây dựng kế hoạch, giải pháp giảm nghèo một cách căn cơ, cụ thể, bao trùm và bền vững.
 
Trao bằng khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác giảm nghèo giai đoạn 2021 - 2023.  Ảnh: N.M-T.K
Ngày 4.5, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2024 - 2025. Theo thông tin tại Hội nghị, trong giai đoạn 2024 - 2025, Bình Định có 2 mục tiêu quan trọng về công tác giảm nghèo: Một là, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh thấp hơn bình quân chung của cả nước; phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh dưới 0,7% (dự kiến tỷ lệ hộ nghèo của cả nước 0,8 - 0,9%). Hai là, huyện An Lão thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.
 
Sau 3 năm 2021 - 2023, đời sống của người dân tại các vùng nghèo, vùng khó khăn đã được cải thiện, nâng cao. Có 26.792 hộ nghèo, hộ cận nghèo thoát nghèo; 100% người thuộc hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, thông tin. Đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều toàn tỉnh là 6,15% (hộ nghèo là 3,13%, hộ cận nghèo là 3,02%) với 27.160 hộ nghèo, hộ cận nghèo; giảm 2,89% so với năm 2022, với 12.667 hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo.
Để đạt kết quả này, nhiều giải pháp đã được đề ra. Công tác thông tin, tuyên truyền phải tiếp tục được đẩy mạnh. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo về giảm nghèo phải được tăng cường. Tỉnh Bình Định cũng đảm bảo các giải pháp về an sinh xã hội, như 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo được tiếp cận chế độ BHYT; hỗ trợ về GD&ĐT cho gần 100 nghìn trẻ mẫu giáo, học sinh phổ thông, sinh viên tại các trường cao đẳng, đại học trong và ngoài tỉnh (miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và hỗ trợ vay tín dụng học sinh, sinh viên); hỗ trợ xây dựng nhà ở cho 3.379 hộ nghèo, cận nghèo…
Theo bà Đỗ Thị Diệu Hạnh, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH, từ 27.160 hộ nghèo, cận nghèo trên toàn tỉnh, Sở đã tổng hợp, xác định các nhóm nguyên nhân gồm: Không có đất sản xuất; không có vốn sản xuất, kinh doanh; không có lao động; không có công cụ, phương tiện sản xuất; không có kiến thức về sản xuất; không có kỹ năng lao động, sản xuất; hộ có người ốm đau, bệnh nặng, tai nạn và nguyên nhân khác. Từ các nguyên nhân này, Sở LĐ-TB&XH cùng các sở, ngành, địa phương xây dựng các giải pháp hỗ trợ phù hợp, thiết thực với từng hộ dân.
Toàn tỉnh hiện có 910 hộ nghèo do không có đất sản xuất, tập trung ở các địa phương: An Lão (402 hộ), Vân Canh (219 hộ), Vĩnh Thạnh (147 hộ), Hoài Ân (113 hộ), Phù Cát (29 hộ). Các địa phương đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó, huyện An Lão lên phương án bố trí đất sản xuất cho 379/402 hộ nghèo, cận nghèo tại các xã An Vinh, An Toàn.
 
Hộ nghèo ở xã Tây Xuân, huyện Tây Sơn được hỗ trợ vay vốn theo chương trình cho vay hộ nghèo từ Ngân hàng CSXH để chăn nuôi bò, đã thoát khỏi diện nghèo. Ảnh: N.M
Ông Nguyễn Xuân Vĩnh, Bí thư Huyện ủy An Lão, cho biết: “Đối với 402 hộ thiếu đất sản xuất, huyện đẩy nhanh tiến độ đo đạc, hoàn thiện hồ sơ, đề nghị UBND tỉnh sớm thu hồi 980 ha đất lâm nghiệp để cấp đất cho 374 hộ ở xã An Vinh và 5 hộ ở xã An Toàn. Trung bình mỗi hộ được cấp khoảng 2 ha. Cùng với đó, chúng tôi còn triển khai đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghề cho 379 hộ nghèo, hộ cận nghèo để họ có kiến thức, kỹ năng sử dụng đất để sản xuất. Còn lại 23 hộ thiếu đất mà không có quỹ đất thì chuyển sang hỗ trợ chuyển đổi nghề”. 
 
“Công tác giảm nghèo của chúng ta phải có cách làm khác, căn cơ hơn để tạo sự ổn định, bền vững. Chúng ta “vừa cho mồi, hướng dẫn cách làm mồi và hướng dẫn câu”, có như vậy bà con hộ nghèo, hộ cận nghèo mới được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng, nguồn lực để tham gia thị trường lao động, sản xuất hàng hóa, lúc đó việc thoát nghèo mới mang tính bền vững”.
Chủ tịch UBND tỉnh PHẠM ANH TUẤN
Đối với các giải pháp về hỗ trợ vốn vay, đào tạo, bồi dưỡng nghề, hỗ trợ chuyển đổi nghề… cho hộ nghèo, cận nghèo có đủ điều kiện sức khỏe để lao động, sản xuất, Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Anh Tuấn chỉ đạo các sở, ngành, đơn vị, địa phương kết nối với các DN, nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh nắm bắt nhu cầu về tuyển dụng lao động, triển khai đào tạo trên cơ sở giới thiệu việc làm sau đào tạo, có hỗ trợ chi phí ăn ở, đi lại trong quá trình đào tạo.
Riêng đối với các hộ nghèo không có lao động hoặc người có sức lao động để thoát nghèo, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết kỳ họp HĐND tỉnh vào tháng 7.2024, nhiều chính sách, cơ chế để hỗ trợ cho nhóm đối tượng này sẽ được ban hành.
 
Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Anh Tuấn
Cùng với giải pháp hỗ trợ khắc phục các nguyên nhân gây nghèo, cận nghèo, vấn đề nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo được các địa phương đặc biệt quan tâm. Ông Lê Đăng Tuấn, Chủ tịch UBND TX Hoài Nhơn, cho biết: Hoài Nhơn đang xây dựng kế hoạch tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về đất ở cho một số hộ nghèo, cận nghèo có nhu cầu xây mới, sửa chữa nhà ở giai đoạn 2024 - 2025. Trong đó, đưa ra các giải pháp hết sức cụ thể cho các trường hợp đang ở trên đất ở của gia đình người thân, đất vườn ao, đất nông nghiệp thuần túy; các trường hợp đang ở trên đất phù hợp với quy hoạch sử dụng đất nhưng chưa đầy đủ thủ tục pháp lý; các trường hợp đã tách hộ khẩu riêng nhưng chưa có nhà ở và đất ở…
 
“Đến cuối năm 2024, TX Hoài Nhơn sẽ xóa nghèo bền vững ở 10 xã, phường (Hoài Sơn, Hoài Châu Bắc, Hoài Châu, Hoài Hảo, Tam Quan Nam, Hoài Thanh Tây, Hoài Hương, Hoài Xuân, Bồng Sơn, Hoài Tân). Phấn đấu đến cuối tháng 2.2025, TX Hoài Nhơn hoàn thành xóa nghèo bền vững cho toàn bộ hộ nghèo, đồng thời xóa toàn bộ hộ nghèo và hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở trên toàn thị xã”.
Chủ tịch UBND TX Hoài Nhơn LÊ ĐĂNG TUẤN
“Với nguồn lực từ các chương trình mục tiêu quốc gia mà huyện An Lão đã và đang thụ hưởng, sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo với quyết tâm chính trị cao và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực vươn lên của người nghèo, đến cuối năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo của An Lão còn dưới 6% là hoàn toàn có cơ sở. Chúng tôi tin chắc rằng năm 2025 huyện An Lão sẽ thoát nghèo”.
Bí thư Huyện ủy An Lão NGUYỄN XUÂN VĨNH
“Huyện Vân Canh sẽ tiếp tục thu hút đầu tư, giải phóng mặt bằng phục vụ DN đầu tư sản xuất kinh doanh vào địa bàn, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Phấn đấu năm 2024, giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều từ 11,68% trở lên, trong đó giảm 964 hộ nghèo (chiếm 10,61%) và 97 hộ cận nghèo (chiếm 1,07%)”.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Vân Canh NGUYỄN XUÂN VIỆT

 

Nguồn tin: Theo Báo Bình Định

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thông báo mới

- Công văn báo cáo tình hình tiền lương, tiền thưởng và quan hệ lao động trong doanh nghiệp (Biểu mẫu báo cáo)
- Công văn hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị định số 74/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 của Chính phủ về quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động
- Công văn tăng cường triển khai, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng các tiện ích tài khoảng định danh điện tử trên VNeID
- Tài liệu chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, dạo đức phong cách Hồ Chí Minh năm 2024 - 2025
- Công khai danh sách và địa bàn phân công hoạt động của hòa giải viên lao động (danh sách kèm theo)

- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp
- Thông báo: Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết thủ tục hành chính
- Thông báo Công khai Danh mục 07 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình thuộc phạm vi thực hiện của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Bình Định (Quyết định số 2143/QĐ-UBND )
- Thông báo Công khai Danh mục 59 thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình và Danh mục 34 thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến một phần thuộc phạm vi thực hiện của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Bình Định (Quyết định số 3533/QĐ-UBND và Quyết định số 3532/QĐ-UBND)

Văn bản mới

65/2024/QĐ-UBND

Quy định hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người có đất thu hồi trên địa bàn tỉnh Bình Định

lượt xem: 11 | lượt tải:8

11/2024/TT-BLĐTBXH

Thông tư Hướng dẫn xếp hạng một số loại hình đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội

lượt xem: 11 | lượt tải:9

3848/QĐ-UBND

Công bố thủ tục hành chính nội bộ của các cơ quan hành chính nhà nước trong lĩnh vực An toàn lao động, Bảo trợ xã hội và Phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

lượt xem: 12 | lượt tải:6

72/2020/QĐ-UBND

Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Định

lượt xem: 18 | lượt tải:0

153/KH-UBND

Kế hoạch Phổ biến các luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7 và tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật về một số vấn đề dư luận quan tâm

lượt xem: 18 | lượt tải:7
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập35
  • Hôm nay3,040
  • Tháng hiện tại71,350
  • Tổng lượt truy cập7,245,807
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây