Kết nghĩa với làng đồng bào dân tộc thiểu số - Kỳ 1: Bài ca kết đoàn

Thứ năm - 21/10/2021 22:59
Năm 2019, UBND tỉnh Bình Ðịnh triển khai phân công các cơ quan, đơn vị, đoàn thể vùng đồng bằng, LLVT và DN kết nghĩa với 119 thôn, làng dân tộc thiểu số. Ðây là dấu mốc đưa hoạt động kết nghĩa làng đồng bào dân tộc thiểu số tại Bình Ðịnh bước qua một chặng mới, quy mô, đồng đều, bền chặt hơn.
Bình Định có 33 xã, thị trấn có đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống tập trung theo cộng đồng ở 119 thôn, làng (khu phố) thuộc các huyện: An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, Hoài Ân, Tây Sơn và Phù Cát. Toàn tỉnh có 39 DTTS, khoảng 41.700 người, chiếm 2,81% dân số. Trong đó, 3 dân tộc cư trú lâu đời là Bana (chiếm 51,86%), H’rê (chiếm 26,6%), Chăm (chiếm 15,2%).
viewimage (1)
Sở LĐ-TB&XH tặng quà cho người dân thôn 4, xã An Vinh, huyện An Lão tại lễ kết nghĩa vào năm 2019. Ảnh: NGUYỄN MUỘI
Đồng bào DTTS cư trú chủ yếu ở vùng rừng núi rộng lớn, có địa hình khá phức tạp, hiểm trở, là địa bàn có vị trí chiến lược xung yếu cả về phát triển KT - XH, thế trận quốc phòng - an ninh, môi trường sinh thái. Đây cũng là những vùng căn cứ địa cách mạng của 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Đồng bào DTTS tại Bình Định có truyền thống cách mạng, yêu nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, đoàn kết một lòng, tương thân tương ái.
Nghĩa tình
Theo dòng lịch sử, mối liên hệ giữa miền xuôi với miền ngược, vùng thấp với vùng cao, giữa đồng bằng với miền núi đã hình thành, khắng khít. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần nhấn mạnh quan điểm xuyên suốt, nhất quán “Ðoàn kết các dân tộc và nâng cao đời sống của đồng bào”. Học tập tư tưởng của Người, hàng chục năm qua, nhiều cơ quan, đơn vị, LLVT, tổ chức chính trị - xã hội đã triển khai các hoạt động kết nghĩa với làng đồng bào DTTS.
Với nhiệm vụ giữ gìn ANTT, đặc biệt là an ninh tuyến núi, từ năm 2004, CA tỉnh đã bắt đầu triển khai phong trào kết nghĩa giữa CA các đơn vị, địa phương với các thôn, làng đồng bào DTTS trọng điểm phức tạp về ANTT. Với tinh thần “3 cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng làm với bà con), cán bộ, chiến sĩ đã tạo sự tin yêu, gần gũi, cùng thực hiện nhiệm vụ giữ bình yên cho vùng cao. Hoạt động kết nghĩa đã góp phần làm thay đổi nhận thức đồng bào DTTS, chuyển biến về đời sống, sản xuất. CA TX An Nhơn đã hỗ trợ cho làng Canh Tiến (xã Canh Liên, huyện Vân Canh) làm đường, xây dựng các công trình thiết yếu…, đưa làng đồng bào DTTS còn biệt lập này từng bước thay đổi.
viewimage (2)
Đồng bào Bana làng 6, xã Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thạnh vui mừng, phấn khởi, biểu diễn văn nghệ
đón đơn vị kết nghĩa về thăm làng. Ảnh: NGUYỄN MUỘI
Các già làng, người uy tín của cộng đồng DTTS cũng phối hợp chặt chẽ với CA, đơn vị kết nghĩa, vận động nhân dân hưởng ứng các hoạt động thi đua, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Năm 2010, già làng Đinh Chương (làng K8, xã Vĩnh Sơn) phát hiện một số thanh niên tuyên truyền hoạt động của tổ chức Fulro, xuyên tạc sự thật, gây hiểu lầm trong nhân dân, làm ảnh hưởng đến uy tín của cán bộ Đảng, chính quyền địa phương. Ông đã bác bỏ những thông tin sai sự thật, báo CA để kịp thời tác động, định hướng, ổn định tình hình nhân dân.
Để vun đắp, xây dựng mối quan hệ với cộng đồng DTTS thêm bền chặt, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã có Chỉ thị số 22-CT/TU ngày 10.12.2012 về việc tăng cường hoạt động kết nghĩa giữa các cơ quan, đơn vị với các xã miền núi và xã vùng đồng bào DTTS vùng cao. Thực hiện Chỉ thị này, các cơ quan, đơn vị, đoàn thể tích cực tổ chức hoạt động kết nghĩa với làng đồng bào DTTS.
Các trường học tại đồng bằng đẩy mạnh kết nghĩa với trường học tại miền núi. Đoàn Thanh niên, Hội LHPN tỉnh… cũng tích cực với công tác này. Năm 2012, hội viên phụ nữ ở phường Tam Quan Bắc, Tam Quan Nam, Hoài Thanh Tây… (TX Hoài Nhơn) thực hiện bỏ heo đất tiết kiệm, gom phế liệu trong gia đình bán gây quỹ để thăm, tặng quà, chia sẻ với phụ nữ ở xã An Dũng, An Vinh, An Nghĩa (huyện An Lão). Phụ nữ ở TP Quy Nhơn và huyện Tuy Phước ký chương trình kết nghĩa với phụ nữ huyện Vân Canh. Những chuyến đi về với phụ nữ DTTS vùng khó ngày đó của các chị chất chứa bao tình cảm, sẻ chia.
Bền chặt hơn
Năm 2019, UBND tỉnh ban hành triển khai kế hoạch kết nghĩa với 100% làng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. Theo đó, UBND tỉnh đã phân công 117 cơ quan, đơn vị, đoàn thể vùng đồng bằng, LLVT và 119 DN kết nghĩa với 119 thôn, làng vùng DTTS. Trong đó, CA huyện Tây Sơn và Phòng PA02 CA tỉnh, mỗi đơn vị kết nghĩa 2 thôn, làng DTTS. Trong 3 năm qua, UBND tỉnh thường xuyên đánh giá hoạt động kết nghĩa, kịp thời rà soát các đơn vị chưa thực hiện công tác kết nghĩa vì khó khăn trong hoạt động kinh doanh, thay đổi tổ chức bộ máy; tiến hành điều chỉnh, bổ sung 26 đơn vị sự nghiệp và DN. 
 
Theo thống kê của Ban Dân tộc tỉnh, năm 2020, các cơ quan, đơn vị, DN đã hỗ trợ các thôn, làng, khu phố DTTS với tổng số tiền, quà có trị giá gần 5 tỷ đồng. 6 tháng đầu năm 2021, cơ quan, đơn vị được phân công kết nghĩa tiếp tục hỗ trợ 104/119 làng đồng bào DTTS với tổng giá trị hơn 3,7 tỷ đồng. 
Việc triển khai thực hiện kết nghĩa với 100% làng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh được xem là một dấu mốc mới, tác động tích cực lên cộng đồng người DTTS. “Đây là một kế hoạch có tính quy mô và đều khắp, đồng bộ nhằm giúp các thôn, làng đồng bào DTTS phát triển KT-XH bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; đảm bảo an ninh - quốc phòng; tăng cường khối đoàn kết dân tộc, tạo niềm tin của đồng bào đối với Đảng, Nhà nước và chế độ; góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững và hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới”, ông Đinh Văn Lung, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh nhấn mạnh.
Ông Đinh Văn Dâm, Trưởng thôn Tmang Gheng (xã An Trung, huyện An Lão) nói: “Kể từ khi có hoạt động kết nghĩa, diện mạo thôn cũng thay đổi bởi sự hỗ trợ của đơn vị kết nghĩa là Sở KH&CN và DN tư nhân An Kiều. Bà con trong thôn cảm thấy gần gũi, phấn khởi trước sự quan tâm của đơn vị kết nghĩa. Các hoạt động văn hóa, sinh hoạt tập thể nhân các dịp lễ lớn: Tết Nguyên đán, tết Trung thu… giúp cho đời sống bà con có thêm màu sắc. Vui lắm”.
Không chỉ sinh hoạt thông thường, gắn kết về mặt tinh thần, nhiều cơ quan, đơn vị đã làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về pháp luật và các vấn đề xã hội, vận động nhân dân thực hiện tốt Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Giao thông đường bộ; Luật Phòng chống ma túy. Triển khai vận động phụ nữ thực hiện kế hoạch hóa gia đình, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, đưa con em đến trường học; tuyên truyền về các chính sách dân tộc... Hoạt động truyền thông của các đơn vị đã góp phần nâng cao nhận thức cho bộ phận đồng bào DTTS, khơi gợi sự tiến bộ, nỗ lực vươn lên, ý thức xây dựng quê hương.
Tác động từ hoạt động kết nghĩa không chỉ một chiều. Nếu LLVT thông qua hoạt động kết nghĩa để nắm chắt địa bàn, xây dựng các “hạt nhân” về giữ gìn ANTT tuyến núi thì các hội đoàn thể củng cố tổ chức hội, phát triển hội đoàn viên; khối cơ quan chính quyền có dịp đi sâu đi sát với các vấn đề nảy sinh từ đời sống người đồng bào DTTS, là “nguyên liệu” để xây dựng các chính sách, phối hợp xây dựng chính sách cho vùng đồng bào DTTS trên các lĩnh vực. Đơn cử như Sở VH&TT đã kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân, tham mưu UBND tỉnh ban hành một số quy định về văn hóa, thể thao phù hợp tại Liên hoan văn hóa cồng chiêng các DTTS Bình Định năm 2019, ngày hội VH&TT các dân tộc miền núi tỉnh… 

Nguồn tin: Theo Báo Bình Định

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thông báo mới

- Công văn báo cáo tình hình tiền lương, tiền thưởng và quan hệ lao động trong doanh nghiệp (Biểu mẫu báo cáo)
- Công văn hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị định số 74/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 của Chính phủ về quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động
- Công văn tăng cường triển khai, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng các tiện ích tài khoảng định danh điện tử trên VNeID
- Tài liệu chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, dạo đức phong cách Hồ Chí Minh năm 2024 - 2025
- Công khai danh sách và địa bàn phân công hoạt động của hòa giải viên lao động (danh sách kèm theo)

- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp
- Thông báo: Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết thủ tục hành chính
- Thông báo Công khai Danh mục 07 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình thuộc phạm vi thực hiện của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Bình Định (Quyết định số 2143/QĐ-UBND )
- Thông báo Công khai Danh mục 59 thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình và Danh mục 34 thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến một phần thuộc phạm vi thực hiện của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Bình Định (Quyết định số 3533/QĐ-UBND và Quyết định số 3532/QĐ-UBND)

Văn bản mới

65/2024/QĐ-UBND

Quy định hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người có đất thu hồi trên địa bàn tỉnh Bình Định

lượt xem: 11 | lượt tải:9

11/2024/TT-BLĐTBXH

Thông tư Hướng dẫn xếp hạng một số loại hình đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội

lượt xem: 11 | lượt tải:11

3848/QĐ-UBND

Công bố thủ tục hành chính nội bộ của các cơ quan hành chính nhà nước trong lĩnh vực An toàn lao động, Bảo trợ xã hội và Phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

lượt xem: 12 | lượt tải:7

72/2020/QĐ-UBND

Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Định

lượt xem: 18 | lượt tải:0

153/KH-UBND

Kế hoạch Phổ biến các luật mới được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7 và tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật về một số vấn đề dư luận quan tâm

lượt xem: 18 | lượt tải:8
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập23
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm22
  • Hôm nay4,544
  • Tháng hiện tại72,854
  • Tổng lượt truy cập7,247,311
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây