Chung tay để ai cũng có Tết đủ đầy

Thứ tư - 09/02/2022 22:13
Hơn 70 tỷ đồng đã được các cấp, ngành, địa phương vận động, kêu gọi, tranh thủ từ nhiều nguồn lực để triển khai những hoạt động cứu trợ, chăm lo đời sống cho người nghèo, gia đình chính sách, hộ khó khăn dịp tết Nhâm Dần 2022. Bên cạnh đó, các hội, nhóm thiện nguyện cũng tích cực chung tay để mọi người, mọi nhà đều có Tết đủ đầy.

Chung sức, chung lòng

Gấp gáp nhất có lẽ là hoạt động phân bổ gạo “đỏ lửa” diễn ra cận kề ngày giao thừa ở nhiều địa phương. Đón liệu trước khả năng này, ngành LĐ-TB&XH đã phối hợp chặt chẽ với các bên liên quan, chuẩn bị sẵn hết mọi khâu. Nhờ vậy, hơn 2.360 tấn gạo hỗ trợ “đỏ lửa” tết Nhâm Dần và giáp hạt năm 2022 của Chính phủ đã kịp thời đến tay từng hộ nghèo, khó khăn, neo đơn…

So với mọi năm trước, hoạt động chăm lo Tết năm nay hướng thêm đến đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề do Covid-19 như người lao động bị mất việc làm, trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch... Quà tặng bằng cả tiền lẫn hiện vật thể hiện tấm lòng yêu thương, đồng cảm của người trao với người nhận.

Công ty CP Phân bón và Hóa chất miền Trung tặng quà tết cho người dân khó khăn ở phường Nhơn Bình (TP Quy Nhơn). Ảnh: N.T

Bên cạnh đó, hơn 67.000 suất quà đã được các cấp, ngành tặng cho các đối tượng bảo trợ xã hội, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ mồ côi, khuyết tật, bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế… với tổng số tiền trên 35,5 tỷ đồng. Các trung tâm, cơ sở bảo trợ xã hội đã tổ chức cho đối tượng của mình đón Tết trong không khí đầm ấm như đang ở nhà.

Lãnh đạo tỉnh và các cấp, ngành, địa phương đã phối hợp thăm, tặng 2.600 suất quà tết cho người dân các xã khó khăn, đặc biệt khó khăn, các lực lượng làm nhiệm vụ trực tết, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình thương binh, liệt sĩ… Các địa phương kịp thời trao 46.256 suất quà trị giá trên 14 tỷ đồng của Chủ tịch nước đến các đối tượng có công với cách mạng. Các cấp, ngành đã đi thăm, tặng 37.688 suất quà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số với tổng kinh phí 19 tỷ đồng.

Ngoài phần quà của các cơ quan Trung ương, các địa phương cũng chủ động trích ngân sách và kêu gọi, vận động nguồn lực để tặng quà cho đối tượng chính sách, người có công, đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn; thăm hỏi, động viên, trợ giúp số người bị thiệt hại do thiên tai và Covid-19.

Lan tỏa tinh thần thiện nguyện

Theo thống kê sơ bộ của Hội CTĐ tỉnh, các hoạt động hưởng ứng phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam Xuân Nhâm Dần 2022” tính đến ngày 25.1 đã đạt giá trị hơn 16,8 tỷ đồng. Trong đó, các cấp hội đã vận động và tặng 34.612 suất quà trị giá 14,3 tỷ đồng, giúp đỡ 11.162 lượt hộ cận nghèo, 987 hộ nạn nhân chất độc da cam và 21.963 lượt hộ có hoàn cảnh khó khăn trong toàn tỉnh. Theo Chủ tịch Hội CTĐ tỉnh Hà Văn Cát, mặc dù gặp nhiều khó khăn do vận động kéo dài gần như cả năm, nhưng tình hình chung tay chăm lo, hỗ trợ quà tết đạt được kết quả khả quan, “phủ sóng” đến với nhiều đối tượng hơn mọi năm.

Cũng với tinh thần “Cố gắng hết sức để người khó khăn đón Tết đủ đầy”, chương trình “Xuân yêu thương vì bệnh nhân nghèo Xuân Nhâm Dần 2022” do Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo tỉnh phát động đã hoàn thành vượt chỉ tiêu đề ra với tổng giá trị hơn 11 tỷ đồng. Đã có 83 đoàn đi thăm, trực tiếp trao 9.455 phần quà đến tay bệnh nhân nghèo và đồng bào nghèo trên địa bàn toàn tỉnh.

“Đối tượng chính của Hội là bệnh nhân nghèo, nhưng khi chúng tôi có điều kiện và có sự tin tưởng, ủng hộ của nhà tài trợ thì không nề hà bất kỳ việc gì, đối tượng trợ giúp là ai, miễn là giúp được người đang gặp cảnh khó khăn, cần trợ lực, tiếp sức để vươn lên, đón Tết đầm ấm”, ông Trần Đình Ký, Phó Chủ tịch Thường trực Hội cho hay.

Phấn khởi với những việc đã làm được cho người khó khăn dịp tết Nhâm Dần, các hội, đoàn thể, chính quyền địa phương sẽ tiếp tục triển khai các giải pháp lan tỏa tinh thần từ thiện, nhân đạo, trong đó chú trọng đến việc trợ giúp theo kiểu “trao cần câu” để những người khó khăn có đủ điều kiện và năng lực ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.

Chủ tịch Hội CTĐ tỉnh Hà Văn Cát cho rằng, cần chú trọng công tác tuyên truyền để người khó khăn mạnh dạn tham gia vay vốn, sản xuất, kinh doanh. Lực lượng cán bộ cơ sở cần sâu sát, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, hỗ trợ đúng đối tượng, nhu cầu, tạo điều kiện để họ tiếp cận nguồn vốn vay…

 

Nguồn tin: Theo Báo Bình Định

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

788/QĐ-UBND

Công bố Danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung và thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực Bảo trợ xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

lượt xem: 16 | lượt tải:7

23/CT-TTg

Về việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp

lượt xem: 16 | lượt tải:5

540/QĐ-UBND

Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh trong năm 2024

lượt xem: 25 | lượt tải:6

468/QĐ-UBND

Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND tỉnh Bình Định trong kỳ hệ thống hóa 2019 - 2023

lượt xem: 28 | lượt tải:38

135/QĐ-LĐTBXH

Công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội

lượt xem: 31 | lượt tải:10
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập31
  • Hôm nay7,452
  • Tháng hiện tại146,294
  • Tổng lượt truy cập6,245,164
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây