KỶ NIỆM 112 NĂM NGÀY BÁC HỒ RA ÐI TÌM ÐƯỜNG CỨU NƯỚC (5.6.1911 - 5.6.2023)

Thứ hai - 05/06/2023 07:23
“Sen của loài người”

Trong bút ký “Sen của loài người”, nhà thơ Chế Lan Viên đã xúc động và trân trọng viết về Bác Hồ: “Người ra đi từ con sông Lam của quê hương, con sông Hồng của Tổ quốc. Trải qua bốn bể năm châu ôm trùm vào mình tất cả các tri thức đông, tây, kim, cổ để rồi trở lại, nhìn lại con sông Lam của quê hương, con sông Hồng của Tổ quốc với một tầm mắt đại dương, tức là nhìn xa trông rộng”.

“Sen của loài người”

Trong bút ký “Sen của loài người”, nhà thơ Chế Lan Viên đã xúc động và trân trọng viết về Bác Hồ: “Người ra đi từ con sông Lam của quê hương, con sông Hồng của Tổ quốc. Trải qua bốn bể năm châu ôm trùm vào mình tất cả các tri thức đông, tây, kim, cổ để rồi trở lại, nhìn lại con sông Lam của quê hương, con sông Hồng của Tổ quốc với một tầm mắt đại dương, tức là nhìn xa trông rộng”.

Cách đây 112 năm, chàng thanh niên 21 tuổi Nguyễn Tất Thành với sức trẻ và nhiệt huyết rời Tổ quốc để đi tìm lại hình cho Tổ quốc. Trong hành trình vạn dặm ấy, quê hương, đất nước, con người Việt Nam luôn trong tim, luôn là nỗi nhớ, là động lực để Người vượt qua bao khó khăn, gian khổ nhằm tìm con đường cứu nước, cứu dân.

Quê hương - Tổ quốc - Dân tộc… luôn có vị trí quan trọng trong tim mỗi người. Ai cũng có quê hương, ai cũng có tổ quốc, dân tộc để sống, để yêu thương, để gìn giữ. Tổ quốc Việt Nam của Hồ Chí Minh những năm tháng ấy đang rên xiết dưới gót giày của thực dân xâm lược. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nhiều phong trào yêu nước khác nhau nổ ra, sau đó đều thất bại, đất nước vẫn bị nô lệ, nhân dân vẫn bị lầm than. Bối cảnh ấy càng hun đúc, bồi đắp lòng yêu nước ở Hồ Chí Minh; chủ nghĩa yêu nước là yếu tố đầu tiên để Người có động lực ra đi tìm đường cứu nước.

Bác Hồ tại Đại hội Tours năm 1920. Ảnh: tuyengiao.vn

Và rồi, Người gặp được ánh sáng của Chủ nghĩa Mác - Lênin soi rọi, làm sáng lên con đường cứu nước của dân tộc Việt Nam. Người khẳng định: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”, và “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Từ đó, lòng yêu nước chân chính của Hồ Chí Minh càng được thể hiện rõ và góp phần quan trọng vào sự nghiệp cách mạng của Người.

Tìm ra con đường cứu nước cho nhân dân Việt Nam, Người xúc tiến việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu tháng 2.1930. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”.

Đầu năm 1941, sau 30 năm tìm đường cứu nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trực tiếp là Bác Hồ, Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã thành công trên cả nước, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam, một nhà nước do nhân dân lao động làm chủ đã ra đời ở Đông Nam Á.

Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Đảng ta đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, đề ra đường lối đúng đắn đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Người mong muốn: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Mong muốn của Người đã được toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta hiện thực hóa, như khẳng định tại Đại hội XIII của Đảng: “…Nhìn lại 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới... đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như hiện nay”.

Từ thầy giáo Nguyễn Tất Thành đến người chiến sĩ kiên cường trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là cả một quá trình không mệt mỏi đấu tranh vì lẽ phải, công bằng và tiến bộ xã hội của nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới. Chính từ những đóng góp to lớn đó, nhân loại đã tôn vinh Người là Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất - hai vĩ nhân trong một con người.

TS Modagat Ahmed, nguyên Giám đốc UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, khẳng định: “Chỉ có ít nhân vật trong lịch sử trở thành một bộ phận của huyền thoại ngay khi còn sống và rõ ràng Hồ Chí Minh là một trong số đó. Người sẽ được ghi nhớ không phải chỉ là người giải phóng cho Tổ quốc và nhân dân bị đô hộ, mà còn là một nhà hiền triết hiện đại đã mang lại viễn cảnh và hy vọng mới cho những người đấu tranh không khoan nhượng, để loại bỏ bất công, bất bình đẳng khỏi trái đất này”.

Nguồn tin: Theo Báo Bình Định

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thông báo mới

- Công văn báo cáo tình hình tai nạn lao động và báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động năm 2024 (Biểu mẫu báo cáo)
- Công văn báo cáo tình hình tiền lương, tiền thưởng và quan hệ lao động trong doanh nghiệp (Biểu mẫu báo cáo)
- Công văn hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị định số 74/2024/NĐ-CP ngày 30/6/2024 của Chính phủ về quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động
- Công văn tăng cường triển khai, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc theo quy định tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP
- Tài liệu hướng dẫn sử dụng các tiện ích tài khoảng định danh điện tử trên VNeID
- Tài liệu chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, dạo đức phong cách Hồ Chí Minh năm 2024 - 2025
- Công khai danh sách và địa bàn phân công hoạt động của hòa giải viên lao động (danh sách kèm theo)

- Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp
- Thông báo: Địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị về giải quyết thủ tục hành chính
- Thông báo Công khai Danh mục 07 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình thuộc phạm vi thực hiện của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Bình Định (Quyết định số 2143/QĐ-UBND )
- Thông báo Công khai Danh mục 59 thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình và Danh mục 34 thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến một phần thuộc phạm vi thực hiện của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Bình Định (Quyết định số 3533/QĐ-UBND và Quyết định số 3532/QĐ-UBND)

Văn bản mới

3976/QĐ-UBND

Về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành trong lĩnh vực Bảo trợ xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

lượt xem: 24 | lượt tải:12

65/2024/QĐ-UBND

Quy định hỗ trợ đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người có đất thu hồi trên địa bàn tỉnh Bình Định

lượt xem: 26 | lượt tải:13

11/2024/TT-BLĐTBXH

Thông tư Hướng dẫn xếp hạng một số loại hình đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực lao động, người có công và xã hội

lượt xem: 30 | lượt tải:23

3848/QĐ-UBND

Công bố thủ tục hành chính nội bộ của các cơ quan hành chính nhà nước trong lĩnh vực An toàn lao động, Bảo trợ xã hội và Phòng, chống tệ nạn xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

lượt xem: 30 | lượt tải:14

72/2020/QĐ-UBND

Ban hành Quy chế thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Bình Định

lượt xem: 36 | lượt tải:0
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập12
  • Hôm nay384
  • Tháng hiện tại33,829
  • Tổng lượt truy cập7,397,178
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây