Lịch sử hình thành

HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÀNH LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI BÌNH ĐỊNH
Ngày 28 tháng 8 năm 1945, trong không khí thắng lợi hào hùng của Cách mạng tháng Tám, ngay sau khi nhân dân ta giành được chính quyền, lật đổ ách thống trị của thực dân xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tuyên cáo với quốc dân đồng bào và thế giới việc thành lập Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa gồm 13 Bộ, trong đó có Bộ Lao động và Bộ Cứu tế xã hội là tiền thân của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ngày nay. Thực hiện chủ trương của Chính phủ các địa phương tiếp tục thành lập các tổ chức Lao động-Thương binh và Xã hội.
Ty Lao động Bình Định
Sau khi tỉnh Bình Định được hoàn toàn giải phóng; Ty Lao động đã sớm được hình thành do đồng chí Đoàn Huân làm Trưởng Ty, đồng chí Võ Minh Huệ làm Phó Trưởng Ty. Nhiệm vụ chủ yếu của Ty Lao động là nắm tình hình lực lượng lao động trên địa bàn, các nhà máy, xí nghiệp, huy động dân công phục vụ cho công tác khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định sản xuất theo chủ trương chung của Đảng và Nhà nước.
Ty Lao động Nghĩa Bình
Năm 1976, tỉnh Bình Định và tỉnh Quảng Ngãi hợp nhất, trên cở sở đó Ty Lao động Nghĩa Bình được thành lập do đồng chí Nguyễn Ngọc Hồng làm Trưởng Ty, đồng chí Châu Hạnh và đồng chí Phạm Cẩn làm Phó Trưởng Ty. Cuối năm 1976, đồng chí Nguyễn Ngọc Hồng thuyên chuyển công tác khác. Đồng chí Võ Hải Ninh được điều động về làm Trưởng Ty thay cho đồng chí Nguyễn Ngọc Hồng. Ty Lao động gồm có 7 phòng, ban nghiệp vụ: Phòng Điều phối, Phòng Dân công, Phòng Tiền lương, Phòng Định mức, Phòng Nông thôn, Phòng Tổ chức – Hành chính – Tài vụ, Ban Thanh tra. Tổng số cán bộ công nhân viên khoảng 25 người.
Từ năm 1982 trở đi thay đổi Ty Lao động thành Sở Lao động Nghĩa Bình. Từ đầu năm 1980, đồng chí Châu Hạnh làm Trưởng Ty Lao động (từ năm 1982 – 1987 gọi là Giám đốc Sở Lao động) thay đồng chí Võ Hải Ninh. Các Phó trưởng Ty (từ năm 1982 gọi là Phó giám đốc) gồm các đồng chí: Phạm Cẩn, Đỗ Trọng. Năm 1981, Sở Lao động Nghĩa Bình có 07 phòng, ban nghiệp vụ và tổng số cán bộ công nhân viên 48 người, tăng gần gấp đôi so với năm 1976.
Ban Thương binh Bình Định
Tiền thân Ban Thương binh Bình Định là đơn vị E445 của Tỉnh đội Bình Định quản lý, từ năm 1962 đến năm 1964 do đồng chí Nguyễn Văn Sơn làm Trưởng ban và năm 1963 đồng chí Nguyễn Văn Bổn làm Phó ban; đơn vị có 18 người. Nhiệm vụ chủ yếu là tiếp nhận, nuôi dưỡng, chăm sóc thương binh và tổ chức sản xuất tự túc.

Năm 1965, Ban Thương binh Bình Định được thành lập trên cơ sở chuyển từ Tỉnh đội sang dân chính quản lý do đồng chí Lê Đình Chánh(Lê Đình Bản) làm Trưởng ban; đồng chí Nguyễn Văn Kỷ và đồng chí Nguyễn Huệ làm Phó Trưởng ban; đơn vị có 178 người (bao gồm cán bộ và thương binh đã khỏi bệnh không tiếp tục đi chiến đấu ở lại phục vụ). Từ năm 1965 - 1975 chiến trường mở rộng, nhiều trận chiến ác liệt, thương binh nhiều, Ban Thương binh thành lập các đơn vị trực thuộc để phục vụ nuôi dưỡng thương binh gồm: E445, E545, E645, E745, E845, E945. Đơn vị đã tiếp nhận, nuôi dưỡng, chăm sóc trên 3.000 thương binh và tổ chức sản xuất tự túc.

Sau ngày 31/3/1975, ngành Thương binh và Xã hội vừa chăm lo chính sách cho đối tượng người có công, vừa thực hiện các chính sách xã hội.

Ty Thương binh và Xã hội Nghĩa Bình

Từ tháng 1/1976 – 6/1976, đồng chí Bùi Huy Thọphụ trách Ty Thương binh và Xã hội. Từ tháng 7/1976 đến 1980 do đồng chí Đinh Xuân Kiểmlàm Trưởng ty; Phó Trưởng ty là các đồng chí: Lê Tiến Hùng, Võ Minh Huệ, Huỳnh Thị Minh Tâm. Cơ cấu tổ chức của Ty Thương binh và Xã hội đến năm 1977 gồm: Cán bộ công nhân viên có 61 người, có 08 phòng, ban. Đến năm 1979, ngoài cơ quan Ty, có các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ty Thương binh và Xã hội là 3 trại thương binh và 2 trại xã hội. Tổng số cán bộ, công nhân viên và lao động hợp đồng của Ty Thương binh - Xã hội và các đơn vị sự nghiệp đến đầu năm 1980 là 117 người.

Từ năm 1982, Ty Thương binh và Xã hội Nghĩa Bình được gọi là Sở Thương binh và Xã hội có những thay đổi mới. Lãnh đạo Sở Thương binh và Xã hội gồm: Giám đốc Sở là đồng chí Đinh Xuân Kiểm; Phó Giám đốc là các đồng chí: Lê Tiến Hùng, Trương Thị Hường, Hoàng Đức. Từ năm 1985, đồng chí Nguyễn Hữu Tiến được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc thay đồng chí Lê Tiến Hùng. Từ năm 1982 đến năm 1987 (trước khi nhập Sở), Sở Thương binh và Xã hội có 08 phòng, ban bao gồm: Phòng Tổ chức cán bộ; Phòng Hành chính quản trị; Phòng Tài vụ Kế toán; Phòng Bảo hiểm xã hội; Phòng An toàn xã hội; Phòng Thương binh, bệnh binh; Phòng Liệt sỹ; Ban Thanh tra, tổng số có 48 cán bộ công nhân viên. Sở có 06 đơn vị sự nghiệp trực thuộc gồm: Khu Điều dưỡng thương binh Kim Châu, An Nhơn; Xí nghiệp Thương binh Ba Gia; Trại Xã hội Phù Mỹ; Trại tâm thần Hoài Nhơn; Khu Dưỡng lão số I Quy Nhơn; Khu Dưỡng lão số II Quảng Ngãi, tổng số có 120 cán bộ công nhân viên.

Tháng 1/1988, UBND tỉnh Nghĩa Bình có quyết định hợp nhất Sở Lao động và Sở Thương binh và Xã hội thành Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Lúc mới hợp nhất, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Nghĩa Bình từ 15 phòng, ban của hai Sở rút xuống còn 7 phòng, ban: Phòng Tổ chức – Hành chính – Tổng hợp, Phòng Tài vụ, Phòng Thương binh, liệt sỹ, Phòng Bảo trợ xã hội, Phòng Bảo hiểm xã hội, Phòng Lao động – Tiền lương, Ban Thanh tra. Tổng số cán bộ Văn phòng Sở thời gian này có khoảng 38 – 40 người. Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Nghĩa Bình là đồng chíChâu Hạnh (1988 – 1989); Phó Giám đốc gồm các đồng chí: Đỗ Trọng, Hoàng Đức, Nguyễn Hữu Tiến, Trương Thị Hường.
Cuối năm 1989, tái lập hai tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Bình Định, thành lập Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Bình Định là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Bình Định tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Việc làm; dạy nghề; lao động; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội; an toàn lao động; người có công với cách mạng; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội (gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội); về các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Sở; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, ủy quyền của UBND tỉnh và theo quy định của pháp luật.
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Bình Định đã bổ nhiệm Lãnh đạo Sở, gồm các đồng chí sau đây:
- Từ năm 1989 - tháng 11/1993: đồng chí Châu Hạnh, Giám đốc Sở và các đồng chí Phó Giám đốc: Trương Thị Hường, Hoàng Đức, Trần Quốc Tế.
- Từ tháng 12/1993 - tháng 5/1995: đồng chí Vũ Hoàng Hà, Giám đốc Sở và các đồng chí Phó Giám đốc: Trần Quốc Tế, Nguyễn Trọng Bườm, Phan Như Hải.
- Từ tháng 6/1995 - tháng 2/2003: đồng chí Trần Quốc Tế, Giám đốc Sở và các đồng chí Phó Giám đốc: Nguyễn Trọng Bườm, Phan Như Hải, Trần Văn Cờ.
- Từ tháng 3/2003 - tháng 5/2013: đồng chí Phạm Văn Thi, Giám đốc Sở và các đồng chí Phó Giám đốc: Phan Như Hải, Trần Văn Cờ, Nguyễn Xuân Phong, Phan Thanh Dũng, Phạm Thị Thu Hồng.
- Từ tháng 6/2013 - tháng 10/2014: đồng chí Phan Như Hải, Quyền Giám đốc Sở và các đồng chí Phó Giám đốc: Nguyễn Mỹ Quang, Phan Đình Hòa.
- Từ tháng 11/2014 đến 01/5/2023: đồng chí Nguyễn Mỹ Quang, Giám đốc Sở và các đồng chí Phó Giám đốc: Phan Đình Hòa, Lê Thị Vinh Hương, Nguyễn Văn Hùng, Đặng Văn Phụng. 
- Từ ngày 01/6/2023 đến nay: đồng chí Đỗ Thị Diệu Hạnh, Giám đốc Sở và các đồng chí Phó Giám đốc: Phan Đình Hòa, Nguyễn Văn Hùng, Đặng Văn Phụng. 

Hiện nay, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có 07 phòng chuyên môn, nghiệp vụ và 06 đơn vị trực thuộc, tổng số có 260 cán bộ công chức, viên chức, người lao động.
Hòa nhịp cùng chặng đường hơn 70 năm xây dựng và phát triển của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội cả nước, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh Ủy, UBND tỉnh và sự chỉ đạo về chuyên môn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Bình Định đã không ngừng phát triển, trưởng thành thực hiện tốt công tác Lao động - Thương binh và Xã hội góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Những cố gắng, phấn đấu của đội ngũ những người làm công tác Lao động-Thương binh và Xã hội Bình Định trong các năm qua đã được Đảng, Nhà nước công nhận, đánh giá và trao tặng những phần thưởng cao quý:  02 Huân chương Lao động hạng Ba, 01 Huân chương Lao động hạng Nhì, 01 Huân chương Lao động hạng Nhất, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bằng khen và Cờ Thi đua của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, nhiều Bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định, nhiều Bằng khen và kỷ niệm chương của các Bộ, Ngành, đoàn thể tặng cho Sở, các cơ quan, đơn vị và các công chức, viên chức thuộc Sở.
Với sự hình thành và phát triển của Ngành Lao động – Thương binh và Xã hội các năm qua và quá trình hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương giao cho toàn ngành Lao động-Thương binh và Xã hội Bình Định phát huy tốt cơ hội, vượt qua mọi thách thức, khó khăn, tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Văn bản mới

1244/QĐ-UBND

Công bố Danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực Việc làm thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

lượt xem: 15 | lượt tải:13

788/QĐ-UBND

Công bố Danh mục thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung và thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong lĩnh vực Bảo trợ xã hội thuộc phạm vi chức năng quản lý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

lượt xem: 37 | lượt tải:18

23/CT-TTg

Về việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính cấp Phiếu lý lịch tư pháp tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp

lượt xem: 39 | lượt tải:12

540/QĐ-UBND

Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh trong năm 2024

lượt xem: 74 | lượt tải:12

468/QĐ-UBND

Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND tỉnh Bình Định trong kỳ hệ thống hóa 2019 - 2023

lượt xem: 45 | lượt tải:68
Test
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập13
  • Hôm nay3,929
  • Tháng hiện tại61,709
  • Tổng lượt truy cập6,399,819
Liên kết Web
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây